ĐÊ HSG II DIẸU K26BB

Chia sẻ bởi Đăng Thị Diệu | Ngày 14/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: ĐÊ HSG II DIẸU K26BB thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN CÀNG LONG
PHÒNG GD&ĐT
KÌ THI KHẢO SÁT HSG LỚP 8
Năm học: 2010-2011
MÔN: Vật LÝ 8
Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề

NỘI DUNG ĐỀ:

Câu 1. ( 5điểm ) Dùng mặt phẳng nghiêng đẩy một bao xi măng có khối lượng 50Kg lên sàn ô tô. Sàn ô tô cách mặt đất 1,2 m.
a. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng sao cho người công nhân chỉ cần tạo lực đẩy bằng 200N để đưa bì xi măng lên ô tô . Giả sử ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và bao xi măng không đáng kể .
b. Nhưng thực tế không thể bỏ qua ma sát nên hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75% . Tính lực ma sát tác dụng vào bao xi măng.

Câu 2: (6 điểm) Cùng một lúc hai xe xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60km, chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B .Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc là 30km/h, xe thứ hai chuyển động từ B với vận tốc 40km/h
a.Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 30phút kể từ lúc xuất phát
b.Hai xe có gặp nhau không? Tại sao?
c.Sau khi xuất phát được 1h, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt tới vận tốc 50km/h .Hãy xác định thời điểm hai xe gặp nhau và vị trí chúng gặp nhau cách B bao nhiêu km?

Câu3: (5 điểm) Một thỏi hợp kim có thể tích 1dm3 và khối lượng 9,850kg tạo bởi bạc và thiếc. Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong thỏi hợp kim đó. Biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500kg/m3 và của thiếc là 2700kg/m3

Câu 4: (4 điểm) Hai gương phẳng G1, G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và hợp với nhau một góc nhọn ( như hình 1.
Chiếu tới gương G1 một tia sáng SI hợp với mặt gương G1 một góc (.
a) Vẽ tất cả các tia sáng phản xạ lần lượt trên hai gương trong trường hợp (=450, (=300 .
b) Tìm điều kiện để SI sau khi phản xạ hai lần trên G1 lại quay về theo đường cũ.











----------- HẾT ----------
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

1
Trọng lượng của bì xi măng là : P = 10 . m = 10.50 = 500 (N)
a. Nếu bỏ qua ma sát , theo định luật bảo toàn công ta có:
P.h = F . l
l = m)
b. Lực toàn phần để kéo vật lên là:
H = =
Fms =
66,67 (N)
0,5

0,5

1,0

1,0

1,0

1,0

2
a. Quãng đường các xe đi được trong 30 phút (tức 0,5h) là :
S1 = v1.t = 30. 0,5 = 15 (km)
S2 = v2.t = 40. 0,5 = 20 (km)
Vì khoảng cách ban đầu giữa 2 xe là S = AB = 60km nên khoảng cách giữa 2 xe sau 30 phút là :
L = S2 + AB - S1 = 20 + 60 – 15 = 65 (km)
b. Khi 2 xe gặp nhau thì S1 – S2 = AB
Ta có: v1.t – v2.t = AB => t = AB/(v1 – v2) = AB/(-10) < 0
Do t < 0 nên 2 xe không thể gặp nhau được.
c) Sau 1h hai xe đi được :
Xe 1 : S1 = v1.1 = 30.1 = 30(km)
Xe 2 : S2 = v2.1 = 40.1 = 40 (km)
Khi đó 2 xe cách nhau: l = S2 + AB - S1 = 40 + 60 – 30 = 70(km)
Gọi t (h) là thời gian từ lúc xe thứ nhất tăng tốc lên v3= 50km/h đến khi 2 xe gặp nhau.
Khi 2 xe gặp nhau ta có : v3.t – v2.t = l
<=> 50t – 40 t = 70 <=> 10.t = 70 <=> t = 7 (h)
Vậy từ thời gian lúc xuất phát đến lúc 2 xe gặp nhau là : 7 + 1= 8(h)
Điểm gặp nhau cách B: h = S2 + v2.7 = 40 + 40.7 = 320 (km)

0,25đ
0,25đ


0,5đ
0,5đ
0,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đăng Thị Diệu
Dung lượng: 81,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)