Đề HSG Hóa 9 (2008-2009)

Chia sẻ bởi Nguyễn Cao Văn | Ngày 15/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Hóa 9 (2008-2009) thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN HOÁ -HỌC
NĂM HỌC 2008-2009
THỜI GIAN : 120 phút ( không kể thời gian chép đề)

Câu 1 (1đ): Chỉ dùng quỳ tím làm thế nào để phân biệt được dung dịch các chất sau đây: Na2SO4, Na2CO3, NH4Cl.
Câu 2(1đ) :
a/ Dùng phương pháp hoá học , hãy phân biệt 3 mẫu kim loại oxit CaO, MgO, Al2O3 chỉ dùng được một chất.
b/ Viết PTPU Zn tác dung với HNO3 sinh ra hai muối.
Câu 3(1,5đ) : Cho 44 gam NaOH vào dd chứa 39,2 gam axit phôtphoric và cô cạn dd . Hỏi những muối nào được tạo nên và lượng là bao nhiêu?
Câu 4(2đ) : Cho 100lít hổn hợp A gồm H2, O2, N2. Đem đốt hổn hợp rồi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu , sau khi cho H2O ngưng tụ thu được hổn hợp B có thể tích là 64 lit . Trộn vào B 100 lit không khí ( 20% thể tích O2) rồi đốt và tiến hành tương tự trên thì thu được hổn hợp C có thể tích là 128 lít.
Hãy xác định thể tích các chất trong hổn hợp A, B, C . Biết các thể tích đo cùng điều kiện.
Câu 5(1,5đ): Hoà tan hoàn toàn hổn hợp Fe và Mg trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A . Đem cô cạn dung dịch A thu được hai muối kết tinh đều ngậm 7 phân tử nước . Khối lượng hai muối gấp 6,55 lần khối lượng hai kim loại .
+ Tính thành phần % mỗi kim loại trong hổn hợp đầu.
+ Nếu khối lượng hai kim loại 1,6gam thì số gam mỗi muối là bao nhiêu?
Câu 6(2đ): Hoà tan hoàn toàn 14,2g hỗn hợp X gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D là 6,028%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.

Câu 7 (1đ): Dung dịch A có chứa CuSO4 và FeSO4
a/ Thêm Mg vào dung dịch A => dd B có 3 muối tan.
b/ Thêm Mg vào dung dịch A => dd C có 2 muối tan.
c/ Thêm Mg vào dung dịch A => dd D chỉ có 1 muối tan.
Giải thích mỗi trường hợp bằng PTPƯ.












Hướng dẫn chấm .
Câu 1 (1đ): Cho quỳ tím vào mỗi mẫu thử, mẫu thử nào làm quỳ tím hoá xanh là dd Na2CO3, quỳ tím hoá đỏ là d d NH4Cl, quỳ tím không đổi là Na2SO4 (0,25đ)
vì:
Na2CO3 + H2O <= > NaHCO3 + NaOH (0,25đ)
NH4Cl + H2O < => NH4OH + HCl (0,25đ)
Na2SO4 là muối của axít và bazơ mạnh nên không bị thuỷ phân. (0,25đ)
Câu 2 (1đ): a/ Cho nước vào 3 mẫu, mẫu nào tan là CaO, hai mẫu không tan là MgO, Al2O3
CaO + H2O = Ca(OH)2 (0,5đ)
Lấy dd Ca(OH)2 cho vào hai mẫu còn lại , mẫu nào tan là Al2O3, mẫu không tan là MgO
Ca(OH)2 + Al2O3 = Ca(AlO2)2 + H2O (0,25đ)
b/ Zn + 10HNO3 + 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3 H2O (0,25đ)
Câu 3 (1,5đ) : nNaOH = 44 = 1,1 mol
40

nH2SO4 = 39,2 = 0,4 mol
98
2< nNaOH < 3 (0,5đ)
n H3PO4
Vậy có phản ứng
H3PO4 + 2NaOH = Na2HPO4 + 2H2O
0,4 0,8 0,4
Còn 1,1 - 0,8 = 0,3 mol NaOH nên có phản ứng
Na2HPO4 + NaOH = Na3PO4 (0,5đ)
0,3 0,3 0,3
Còn 0,4 - 0,3 = 0,1 mol Na2HPO4
Vậy mNa3PO4 = 0,3 x 164 = 49,2 gam (0,25đ)
m Na2HPO4 = 0,1 x 142 = 14,2 gam. (0,25đ)
Câu 4 : (2đ)
Phản ứng 2H2 + O2 = 2H2O lỏng (1)
Sau lần PƯ (1) h h có thể giảm : 100- 64 = 36 lit
VH2 (đã PƯ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cao Văn
Dung lượng: 67,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)