Đề HSG Hóa 9 18-19 Văn Lâm Hưng Yên
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Đạt |
Ngày 26/04/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Hóa 9 18-19 Văn Lâm Hưng Yên thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Câu 1 (4,0 điểm)
1. Chỉ được dùng dung dịch phenolphtalein có phân biệt được 6 dung dịch đựng trong 6 lọ riêng biệt mất nhãn là: NaOH, Ba(OH)2, NaCl, BaCl2, HCl, H2SO4 hay không? Nếu có hãy trình bày cách làm.
2. Cho V ml dung dịch NaOH 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được 1,56 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Nhiệt phân một lượng MgCO3 sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ hết khí B bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C vừa tác dụng với BaCl2, vừa tác dụng với KOH. Hòa tan chất rắn A bằng dung dịch HCl dư thu được khí B và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được muối khan E. Điện phân nóng chảy E thu được kim loại M. Xác định các chất A, B, C, D, E, M và viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Từ các chất: Na2O, H2SO4, H2O, CuO, Fe2(SO4)3 và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, ta có thể điều chế được những bazơ nào? Viết phương trình hóa học.
Câu 3 (4,0 điểm)
1. Hòa tan kim loại A vào dung dịch H2SO4 loãng 20% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 27,941%. Xác định A.
2. Độ tan của CuSO4 ở nhiệt độ t1 là 22 gam, ở nhiệt độ t2 là 34,2 gam. Lấy 671 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở nhiệt độ t2 hạ xuống nhiệt độ t1. Tính số gam CuSO4. 5H2O kết tinh tách ra khỏi dung dịch.
Câu 4 (3,0 điểm)
1. Viết phương trình hóa học khi cho:
a) NH4HCO3 tác dụng với Ca(OH)2 dư; HCl.
b) NaHSO4 dư tác dụng với BaCl2; Ba(HCO3)2 .
2. Trộn x lít dung dịch HCl 0,9M với y lít dung dịch KOH 0,6M được 0,9 lít dung dịch A. Dung dịch A hoà tan vừa hết 1,53 gam Al2O3. Tính x, y.
Câu 5 (4,0 điểm)
Biết 8,96 lít hỗn hợp R gồm hiđro và metan (CH4) có tỉ khối so với oxi là 0,390625. Đốt cháy lượng R trên với 38,4 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc.
a) Xác định % thể tích các khí trong R.
b) Xác định % khối lượng của các khí trong M.
(Cho H =1, S = 32, O = 16, Zn = 65, Mg = 24, Fe = 56, Al = 27, S = 32, Na = 23)
__________Hết_________
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thich gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................Số báo danh..................
1. Chỉ được dùng dung dịch phenolphtalein có phân biệt được 6 dung dịch đựng trong 6 lọ riêng biệt mất nhãn là: NaOH, Ba(OH)2, NaCl, BaCl2, HCl, H2SO4 hay không? Nếu có hãy trình bày cách làm.
2. Cho V ml dung dịch NaOH 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được 1,56 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Nhiệt phân một lượng MgCO3 sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ hết khí B bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C vừa tác dụng với BaCl2, vừa tác dụng với KOH. Hòa tan chất rắn A bằng dung dịch HCl dư thu được khí B và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được muối khan E. Điện phân nóng chảy E thu được kim loại M. Xác định các chất A, B, C, D, E, M và viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Từ các chất: Na2O, H2SO4, H2O, CuO, Fe2(SO4)3 và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, ta có thể điều chế được những bazơ nào? Viết phương trình hóa học.
Câu 3 (4,0 điểm)
1. Hòa tan kim loại A vào dung dịch H2SO4 loãng 20% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 27,941%. Xác định A.
2. Độ tan của CuSO4 ở nhiệt độ t1 là 22 gam, ở nhiệt độ t2 là 34,2 gam. Lấy 671 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở nhiệt độ t2 hạ xuống nhiệt độ t1. Tính số gam CuSO4. 5H2O kết tinh tách ra khỏi dung dịch.
Câu 4 (3,0 điểm)
1. Viết phương trình hóa học khi cho:
a) NH4HCO3 tác dụng với Ca(OH)2 dư; HCl.
b) NaHSO4 dư tác dụng với BaCl2; Ba(HCO3)2 .
2. Trộn x lít dung dịch HCl 0,9M với y lít dung dịch KOH 0,6M được 0,9 lít dung dịch A. Dung dịch A hoà tan vừa hết 1,53 gam Al2O3. Tính x, y.
Câu 5 (4,0 điểm)
Biết 8,96 lít hỗn hợp R gồm hiđro và metan (CH4) có tỉ khối so với oxi là 0,390625. Đốt cháy lượng R trên với 38,4 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc.
a) Xác định % thể tích các khí trong R.
b) Xác định % khối lượng của các khí trong M.
(Cho H =1, S = 32, O = 16, Zn = 65, Mg = 24, Fe = 56, Al = 27, S = 32, Na = 23)
__________Hết_________
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thich gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................Số báo danh..................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Đạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)