DE hsg CAP TINH8-09-TIEN GIANG
Chia sẻ bởi Nguyễn Vũ Trường Nhân |
Ngày 15/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: DE hsg CAP TINH8-09-TIEN GIANG thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
UBND Tỉnh Tiền Giang CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
Đề chính thức MÔN : HOÁ HỌC – NĂM HỌC 2008 – 2009
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Hoàn thành các phương trình phản ứng (ghi điều kiện phản ứng nếu có) của chuỗi chuyển hoá sau:
FeS2 SO2 SO3 H2SO4 SO2
Từ các hợp chất: NaCl, H2O, CaCO3. Viết các phương trình phản ứng điều chế: nước Javel, NaOH, Clorua vôi
Câu 2: (2 điểm)
a. Hoàn thành các phương trình phản ứng (ghi điều kiện phản ứng nếu có của chuỗi chuyển hoá sau:
1,1,2,2-tetrabrometan
Canxi cacbua axetilen
benzen xiclohexen
Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm:
CO2, CH4, C2H4, C2H2
Viết các phương trình hoá học xảy ra
Câu 3: (4 điểm).
Một hợp chất hữu cơ A có thành phần nguyên tố gồm (C, H, O) và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Khi phân tích m gam hợp chất A thì thấy tổng khối lượng cacbon và hiđro trong A là 0,46 gam. Để đốt cháy hoàn toàn m gam chất A cần 896 ml khí O2 (đkc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng bình tăng thêm 1,9 gam.
Tính m và xác định công thức phân tử của A
Câu 4: (4 điểm). Cho a gam sắt hoà tan trong dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg cũng vào một lượng dung dịch HCl như trên, sau phản ứng thu được 448 ml khí H2 (đkc), cô cạn phần dung dịch thì thu được 3,34 gam chất rắn. Tính a, b
Câu 5: (4 điểm). Hỗn hợp A gồm 2 kim loại: Mg và Zn. Dung dịch B là dung dịch H2SO4 chưa biết nồng độ. Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho 24,3 gam hỗn hợp A vào 2 lít dung dịch B thì sinh ra 8,96 lít H2 (đkc)
TN2: Cho 24,3 gam hỗn hợp A vào 3 lít dung dịch B thì sinh ra 11,2 lít H2 (đkc)
Hãy chứng minh rằng trong TN1 hỗn hợp A chưa tan hết, trong TN2 thì hỗn hợp A tan hết
Tính nồng độ mol của dung dịch B và % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A
Câu 6: (4 điểm). Cho hỗn hợp khí A gồm hiđro và một an ken (có CTTQ: CnH2n) ở điều kiện 81,9oC và 1 atm với tỉ lệ mol là 1:1. Đun nóng hỗn hợp A với Ni xúc tác thì thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với hiđro bằng 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là h%
Lập biểu thức tính h theo n (số cacbon của anken)
Tìm công thức phân tử của anken và tính giá trị cụ thể của h
(Cho NTK: C =12, H = 1, O = 16, Fe = 56, Mg = 24, Zn = 65)
SỞ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
Đề chính thức MÔN : HOÁ HỌC – NĂM HỌC 2008 – 2009
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Hoàn thành các phương trình phản ứng (ghi điều kiện phản ứng nếu có) của chuỗi chuyển hoá sau:
FeS2 SO2 SO3 H2SO4 SO2
Từ các hợp chất: NaCl, H2O, CaCO3. Viết các phương trình phản ứng điều chế: nước Javel, NaOH, Clorua vôi
Câu 2: (2 điểm)
a. Hoàn thành các phương trình phản ứng (ghi điều kiện phản ứng nếu có của chuỗi chuyển hoá sau:
1,1,2,2-tetrabrometan
Canxi cacbua axetilen
benzen xiclohexen
Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm:
CO2, CH4, C2H4, C2H2
Viết các phương trình hoá học xảy ra
Câu 3: (4 điểm).
Một hợp chất hữu cơ A có thành phần nguyên tố gồm (C, H, O) và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Khi phân tích m gam hợp chất A thì thấy tổng khối lượng cacbon và hiđro trong A là 0,46 gam. Để đốt cháy hoàn toàn m gam chất A cần 896 ml khí O2 (đkc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng bình tăng thêm 1,9 gam.
Tính m và xác định công thức phân tử của A
Câu 4: (4 điểm). Cho a gam sắt hoà tan trong dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg cũng vào một lượng dung dịch HCl như trên, sau phản ứng thu được 448 ml khí H2 (đkc), cô cạn phần dung dịch thì thu được 3,34 gam chất rắn. Tính a, b
Câu 5: (4 điểm). Hỗn hợp A gồm 2 kim loại: Mg và Zn. Dung dịch B là dung dịch H2SO4 chưa biết nồng độ. Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho 24,3 gam hỗn hợp A vào 2 lít dung dịch B thì sinh ra 8,96 lít H2 (đkc)
TN2: Cho 24,3 gam hỗn hợp A vào 3 lít dung dịch B thì sinh ra 11,2 lít H2 (đkc)
Hãy chứng minh rằng trong TN1 hỗn hợp A chưa tan hết, trong TN2 thì hỗn hợp A tan hết
Tính nồng độ mol của dung dịch B và % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A
Câu 6: (4 điểm). Cho hỗn hợp khí A gồm hiđro và một an ken (có CTTQ: CnH2n) ở điều kiện 81,9oC và 1 atm với tỉ lệ mol là 1:1. Đun nóng hỗn hợp A với Ni xúc tác thì thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với hiđro bằng 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là h%
Lập biểu thức tính h theo n (số cacbon của anken)
Tìm công thức phân tử của anken và tính giá trị cụ thể của h
(Cho NTK: C =12, H = 1, O = 16, Fe = 56, Mg = 24, Zn = 65)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Vũ Trường Nhân
Dung lượng: 36,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)