DE HSG 9

Chia sẻ bởi Phạm Mai Hiên | Ngày 14/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: DE HSG 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục - Đào tạo
Thái Bình


Đề chính thức


Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
Năm học 2007-2008
Môn thi: Lý
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi này gồm 02 trang
Bài 1 (2,5 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB không đổi, vôn kế chỉ 18 (V), ampe kế chỉ 0,2 (A). Nếu đổi chỗ vôn kế và ampe kế thì ampe kế chỉ 0,0125 (A). Tính R.
Bài 2 (4 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ 2. Giữa hai đầu đoạn mạch duy trì một hiệu điện thế UA B = 10 (V); R1 = 2,5 Ω; R2 = 5 Ω. Rx là một biến trở có độ lớn thay đổi được từ 0 đến 15 Ω
1. Khi di chuyển con chạy tới giá trị thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch AM bằng 10 W. Tìm
2. Từ giá trị của tìm được ở câu 1, dịch chuyển con chạy để giá trị của Rx tăng. Hỏi:
a) Hiệu điện thế UAM thay đổi như thế nào?
b) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AM thay đổi như thế nào?
3. Với các giá trị của RX đã cho trong bài, thì giá trị nào của RX để:
a) Cho công suất tiêu thụ của R1 có giá trị nhỏ nhất. Tìm giá trị nhỏ nhất đó.
b) Cho công suất tiêu thụ của đoạn mạch AM có giá trị nhỏ nhất. Tìm giá trị nhỏ nhất đó.
Bài 3 (3,5 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ 3. Biết rằng công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AD là không đổi khi khóa K ngắt và khóa K đóng; các điện trở R1 = R2 = R3 = R4 = R 0 .
1. Tính số chỉ của vôn kế và am pe kế theo hiệu điện thế UMN = UO và R0 khi khóa K ngắt và khóa K đóng .
2. Hoán vị vôn kế và am pe kế hãy tính lại số chỉ của vôn kế và am pe kế khi K đóng. Cho biết am pe kế và khóa K có điện trở không đáng kể, vôn kế có điện trở rất lớn.
Bài 4 (2,5 điểm): Một thấu kính hội tụ có quang tâm O, trục chính XY và tiêu điểm F (hình vẽ 4) . Nguồn sáng điểm S chiếu vào thấu kính, IF và KJ là hai tia khúc xạ qua thấu kính. Biết OI = OK = 5 cm, dùng kiến thức hình học xác định vị trí của nguồn sáng S.
Bài 5 (3,5 điểm): Đặt một vật AB trước một thấu kính O ta được ảnh nằm trong khoảng từ vật đến thấu kính. Dịch vật vào gần thấu kính thêm 30 cm ta thấy ảnh cũng dịch đi 1 cm so với vị trí cũ và ảnh mới lớn hơn ảnh cũ 1,2 lần. Thấu kính O là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ? vì sao? Dùng kiến thức hình học xác định tiêu cự cuả thấu kính.
Bài 6 (4 điểm): Một thấu kính hội tụ (O1) có tiêu cự 15 cm và một thấu kính phân kỳ (O2) có tiêu cự 20 cm đặt cùng trục chính và cách nhau một khoảng 7,5 cm. Một điểm sáng S đặt trên trục chính, trước thấu kính hội tụ (O1) và cách thấu kính (O1) một khoảng 45 cm. Vẽ ảnh S2 của điểm sáng S qua hệ hai thấu kính. Ảnh S2 là ảnh thật hay ảnh ảo? vì sao? Dùng kiến thức hình học xác định vị trí của ảnh S2.
_____________Hết_____________

Họ và tên thí sinhSố báo danh





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Mai Hiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)