ĐỀ hsg 8.5
Chia sẻ bởi Đỗ Thanh Lam |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ hsg 8.5 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Ninh Thành
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2009 - 2010
Môn: Văn
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1: (8 điểm ) Cho đoạn thơ sau:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những b ình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết, mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay cũn đâu?
(Nhớ rừng – Thế Lữ )
Hãy trình bày cảm nhận của em về cỏi hay của đoạn thơ trên?
Câu2: (12 điểm)
Qua hai văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam Cao em hiểu gì về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám? Hãy chứng minh?
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Ninh Nhất
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN
THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2009 - 2010
Câu
Đáp án
cho
Điểm
1
Hình thức
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
- Biết cách làm bài cảm thụ về đoạn thơ và kỹ năng làm bài văn: Viết thành đoạn văn hoặc thành một bài văn ngắn có cách diễn đạt gọn, rõ, lời văn trôi chảy, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi.
1đ
Nội dung
- Đây là đoạn tuyệt bút của bài thơ, đoạn thơ diễn tả nỗi lòng hoài niệm của con hổ trong sự luyến tiếc xót đau. Nằm trong cũi sắt chúa sơn lâm nhớ đến cảnh rừng thiêng, rồi nhớ đến những kỷ niệm một thời oanh liệt. Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo. Có thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật:
1đ
- Trước hết là nỗi nhớ về những đêm trăng say mồi bên bờ suối:" Nào đâu..... trăng tan" ( Với biện pháp ẩn dụ và cách sử dụng từ ngữ giàu hình tượng, nhà thơ đã khắc họa được linh hồn của cảnh vật đầy màu sắc và tràn ngập ánh trăng với hình ảnh trung tâm là con hổ vừa kiêu hùng vừa nghệ sĩ, hào hoa.
1đ
- Bức tranh thứ hai là nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của con hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn một mình ngự trị, xúc động cảm thấy "giang sơn ta đổi mới". Điệp từ ta đã thể hiện niềm tự hào, đầy kiêu hãnh của vị chúa sơn lâm. Khắc họa một tư thế nhìn đầy chế ngự của bậc đế vương oai vũ
1đ
- Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của con hổ trong cảnh bình minh. Đó là một bức tranh đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng của bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim.Các điệp thanh bình-minh, "tưng- bừng" hòa thanh với vần lưng "ca- ta" cùng với hình ảnh nhân hóa như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên.
1đ
- Bức tranh cuối cùng là cảnh những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi.Với ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh giàu giá trị gợi tả, cùng với biện pháp tu từ ẩn dụ và vận dụng những sắc màu của hội họa Thế lữ đã làm cho câu thơ mang vẻ đẹp dữ dội, bi tráng.Đặc biệt là phép đảo ngữ " Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" đã tạo được hình ảnh kì lạ lớn lao của loài hổ.
1đ
Kh¸i qu¸t: Bốn bức tranh cùng vẽ về một con hổ với những phông cảnh và tư thế khác nhau, đã khái quát trọn vẹn về một thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm với những câu hỏi tu từ liên tiếp, dồn đập: "Nào đâu.."; "Đâu.." như một nỗi niềm lay tỉnh và khêu gợi. Đặc biệt là câu hỏi cuối cùng kéo dài đến ba dòng thơ là lời chất vấn dữ dội tìm về một dĩ vãng huy hoàng.Nhưng dĩ vãng biết bao giờ trở lại cho nên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thanh Lam
Dung lượng: 119,46KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rtf
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)