DE HSG

Chia sẻ bởi Mai Thanh Hải | Ngày 14/10/2018 | 107

Chia sẻ tài liệu: DE HSG thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN NGA SƠN



(Đề thi gồm có 02 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 LẦN 1
CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Vật lý
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 26 tháng 10 năm 2016



Câu 1:(5,0 điểm):
1) Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 55 km/h. Sau một thời gian, một ô tô thứ hai cũng đi từ A đến B và có vận tốc 62 km/h. Lẽ ra cả hai ô tô tới B cùng một lúc. Nhưng khi đi được 2/3 quãng đường AB ô tô thứ nhất giảm vận tốc xuống còn 27,5 km/h, nên xe thứ hai đuổi kịp nó ở cách B là 124 km. Tính quãng đường AB? 2) Một quả cầu làm bằng kim loại có khối lượng riêng D = 7500 kg/m3 nổi trên mặt nước, tâm của quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng với mặt thoáng của nước. Bên trong quả cầu có một phần rỗng thể tích V0. Biết khối lượng của quả cầu là 350 g, khối lượng riêng của nước Dn = 103 kg/m3.
a. Tính V0.
b. Bơm nước vào phần rỗng của quả cầu. Hỏi phải bơm khối lượng nước là bao nhiêu để quả cầu bắt đầu chìm toàn bộ trong nước ?
Câu 2: (3,0 điểm):
Người ta cho vòi nước nóng 700C và vòi nước lạnh 100C đồng thời chảy vào bể đã có sẵn 100kg nước ở nhiệt độ 600C. Hỏi phải mở hai vòi trong bao lâu thì thu được nước có nhiệt độ 450C. Cho biết lưu lượng của mỗi vòi là như nhau là 20kg/phút. Bỏ qua sự mất mát năng lượng ra môi trường.
Câu 3: (4,0 điểm):
Hai gương phẳng G1 và G2 có các mặt phản xạ hợp với nhau góc  = 1200 như hình vẽ 1. Điểm sáng S nằm trước mặt phản xạ của hai gương, S1 và S2 lần lượt là ảnh của S qua gương G1 , G2. SO = 10cm
Tính khoảng cách giữa hai ảnh S1, S2.
Phải dịch chuyển S như thế nào để
khoảng cách S1 và S2 không đổi.
Câu 4: (4,0 điểm):
Một dây dẫn uốn thành vòng tròn, có điện trở toàn phần
R= 40 , A là điểm cố định, B là điểm di chuyển được trên đường tròn như hình vẽ 2 bên. Nối điện trở R1= 15  vào hai điểm O và B và nối R2 = 10  vào hai điểm O và A. Đặt vào hai điểm O và A một hiệu điện thế 30V. Xác định vị trí điểm B trên vòng tròn để cường độ dòng điện qua điện trở R1 có giá trị nhỏ
nhất và giá trị nhỏ nhất đó bằng bao nhiêu?
Câu 5: (4,0 điểm)
Cho các dụng cụ sau: Một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 12V; một bóng đèn, trên đèn có ghi 6V-3W; một điện trở R1 = 8 Ω; một biến trở R2 mà giá trị có thể thay đổi được trong khoảng từ 0 đến 10 Ω.
a)Nêu các cách mắc các dụng cụ trên với nhau (mô tả bằng sơ đồ mạch điện) và tính giá trị của biến trở R2 trong mỗi cách mắc để đèn sáng đúng định mức. Cho biết các dây dẫn nối các dụng cụ với nhau có điện trở không đáng kể.
b) Trong câu a, gọi hiệu suất của mạch điện là tỉ số giữa công suất tiêu thụ của đèn và công suất của nguồn điện cung cấp cho toàn mạch. Tính hiệu suất của mạch điện trong từng cách mắc ở câu a và cho biết cách mắc nào có hiệu suất cao hơn?

-------------------------------------------------Hết-----------------------------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:………………………………………............SBD:……………….............
































PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI MÔN VẬT LÝ
Hướng dẫn chấm gồm 04 trang

I.Hướng dẫn chung
Trong đáp án dưới đây các bài tập chỉ trình bày một phương pháp giải theo cách thức phổ biến. Trong quá trình chấm thi, nếu thí sinh giải theo cách khác nhưng đúng và đạt yêu cầu bài ra thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa. Nếu có những vấn đề khó quyết định thì có thể đề nghị với tổ trưởng chấm để thảo luận và thống nhất trong toàn nhóm chấm.
II.Hướng dẫn chấm cụ thể

Câu 1
(5 điểm)
Hướng dẫn giải
Điểm


1
2 điểm

Kí hiệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thanh Hải
Dung lượng: 198,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)