ĐỀ HSG

Chia sẻ bởi Trần Nhâm Tỵ | Ngày 12/10/2018 | 14

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2011-2012
Thời gian làm bài: 120 phút




Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau:
Anh chờ em bảo con nhỏ trong nhà xích chân con chó đó lại.


Câu 2 (1,5 điểm): Cho đoạn thơ sau:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm một giọng đàn.
(Em ơi Ba Lan – Tố Hữu)
Em hãy chỉ ra nét độc đáo của việc sử dụng các vần trong đoạn thơ trên?
Việc sử dụng các vần đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung?


Câu 3 (7,0 điểm):
Câu chuyện về dòng sông sau cơn lũ lớn./.



















HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NH 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN 9

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau:
Anh chờ em bảo con nhỏ trong nhà xích chân con chó đó lại.
Câu trên gồm 3 kết cấu C - V, trong đó:
- CN: Anh 
- VN: chờ em bảo con nhỏ trong nhà xích chân con chó đó lại.
Trong VN có hai kết cấu c - v:
+ Cụm c - v: em / bảo... làm bổ ngữ cho động từ chờ
+ Cụm c - v: con nhỏ trong nhà / xích chân con chó đó lại làm bổ
ngữ cho động từ bảo.
Học sinh xác định đúng mỗi kết cấu C - V được tính 0,5 đ


Câu 2 (1,5 điểm): Cho đoạn thơ sau:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm một giọng đàn.
(Em ơi Ba Lan – Tố Hữu)
Em hãy chỉ ra nét độc đáo của việc sử dụng các vần trong đoạn thơ trên?
Việc sử dụng các vần đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung?
- Trong 4 dòng thơ hàng loạt các vần liên tiếp xuất hiện, tạo nên một khúc nhạc ngân nga, diễn tả một niềm vui phơi phới như muốn hát lên của nhà thơ khi đứng trước mùa xuân của đất nước Ba Lan. (1 đ)


Câu 3 (7,0 điểm):
Câu chuyện về dòng sông sau cơn lũ lớn./.

1/ Yêu cầu chung: (1 đ)
- Xác định đúng vấn đề, nội dung và thể loại.
- Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc và có chiều sâu. Thể hiện sự quan sát tinh tế trước sự thay đổi của cảnh vật.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện sự linh hoạt trong diễn đạt.
- Biết kết hợp nhuần nhuyễn tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2/ Yêu cầu cụ thể: (6 đ)
a. Hình thức: Bài văn trình bày dưới dạng một câu chuyện. (1 đ)
(học sinh tự lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp)
b. Nội dung: Bài viết thể hiện được sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của người viết trước sự tàn phá của thiên nhiên đối với cảnh vật, vẻ đẹp của quê hương. Có cái nhìn đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường.
Học sinh có thể tạo các tình huống khác nhau nhưng bài làm cần nêu được các nội dung:

PHẠM THỊ THU


......................................................................





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nhâm Tỵ
Dung lượng: 42,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)