De hoc sinh gioi Ngu van lop 9

Chia sẻ bởi Hà Thị Thanh Xuân | Ngày 12/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: de hoc sinh gioi Ngu van lop 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH (ĐỀ CHÍNH THỨC)
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2012-2013


 Khóa ngày: 04 -7- 2012
Môn: NGỮ VĂN (CHUYÊN)

Họ tên : ....................................
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

SBD:..........................................
(Đề có 01 trang, gồm 02 câu)



Câu 1 (3,0 điểm).
Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ để phân tích nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều trong những câu thơ sau:
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Câu 2 (7,0 điểm).
... Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..
(Bếp lửa, Bằng Việt-Ngữ văn 9, tập 1).
Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nội dung ý kiến sau:
...“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ ”...
(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9, tập 2)


____________ Hết ____________




SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2012-2013

MÔN: NGỮ VĂN(CHUYÊN )
(Gồm 02 trang)


HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Do đặc trưng của bộ môn giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng, giàu chất văn, không đếm ý cho điểm. Bài viết đạt điểm tối đa vẫn có thể có những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm

Câu 1
(3,0 điểm)
- Học sinh nhận ra phép tu từ ở đoạn thơ là phép so sánh.
0.5


- Nguyễn Du đã so sánh tiếng đàn của Kiều với âm thanh của thiên nhiên: tiếng hạc bay qua, tiếng suối mới sa nửa vời, tiếng gió thoảng ngoài, tiếng trời đổ mưa.
- Mỗi hình ảnh so sánh biểu đạt một cung bậc khác nhau của tiếng đàn: trong, đục, khoan, mau. Đó là những âm thanh đặc biệt của thiên nhiên. Qua đó diễn tả một cách sinh động âm thanh tiếng đàn.
- Cách so sánh giúp người đọc cảm nhận được tài nghệ đánh đàn của Kiều đạt đến thành “nghề” như Nguyễn Du từng ca ngợi.
[Bút pháp so sánh Nguyễn Du phù hợp quan điểm thẩm mỹ phương Đông: coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp.]





1,5


- Cách so sánh còn bộc lộ tâm trạng đang rạo rực yêu đương trong mối tình đầu của Kiều .[Đây là lần đầu tiên Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe trong đêm thề nguyện]
- Âm thanh tiếng đàn cho ta linh cảm về số phận đầy giông bão của cuộc đời nàng.


0.5


- Đoạn thơ chứng tỏ ngòi bút điêu luyện bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật so sánh.
Lưu ý: Học sinh phải trình bày vấn đề dưới dạng văn bản.
0,5


Câu 2
(7,0 điểm)






* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Thanh Xuân
Dung lượng: 101,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)