ĐỀ HÓA LỚP 11 HỌC KỲ 1 (2017-2018)

Chia sẻ bởi Huỳnh Thừa | Ngày 15/10/2018 | 181

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HÓA LỚP 11 HỌC KỲ 1 (2017-2018) thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Môn: Hóa học - Lớp 11
(Thời gian làm bài 45 phút)



Mã đề thi 357

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh: .........................
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137.

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1. Phân urê (chứa khoảng 46%N), là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với CO2 ở nhiệt độ 180 – 200 0C, dưới áp suất khoảng 200 atm. Công thức hoá học của phân urê là
A. (NH2)2CO. B. NH4NO3. C. KNO3. D. (NH4)2CO3.
Câu 2. Trong thực tế người ta dùng muối nào sau đây để là bánh xốp?
A. (NH4)2CO3. B. NH4NO3. C. NH4HCO3. D. NH4NO2.
Câu 3. Để thu được muối photphat trung hòa, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M cho tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 1M?
A. 200 ml. B. 300 ml. C. 100 ml. D. 400 ml.
Câu 4. Chất X có công thức phân tử C4H8O4N2. Công thức đơn giản nhất của X là 
A. C2H4ON. B. C4H8O4N. C. C4H8O4N2. D. C2H4O2N.
Câu 5. Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Nung vôi. B. Cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi.
C. Cho C tác dụng O2. D. Lên men rượu từ đường glucozơ.
Câu 6. Nhiệt phân 47 gam Cu(NO3)2 một thời gian thu được 25,4 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là
A. 80%. B. 50%. C. 60%. D. 70%.
Câu 7. Trộn lẫn 100 ml dung dịch K2CO3 0,1M với 50 ml dung dịch BaCl2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu bao nhiêu gam kết tủa?
A. 2,94 gam. B. 19,7 gam. C. 1,97 gam. D. 0,985 gam.
Câu 8. Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3?
A. Fe2(SO4)3 + Fe B. Fe(NO3)3 + NaOH C. FeCl3 + AgNO3 D. FeSO4 + BaCl2
Câu 9. Kẽm photphua là chất rất độc và được dùng là thuốc diệt chuột. Công thức hóa học của kẽm photphua là
A. ZnHPO4. B. Zn3P2. C. Zn2(PO4)3. D. ZnP.
Câu 10. Hai chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. C2H5OH và CH3OCH3. B. CH3CH2CH2OH và C2H5OH.
C. CH3OCH3 và CH3CHO. D. C4H10 và C6H6.
Câu 11. Một dung dịch có [H+] = 10-5. Môi trường của dung dịch này là
A. trung tính. B. không xác định. C. axit. D. kiềm.
Câu 12. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Na2CO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3. B. SiO2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2.
C. SiO2 + Mg → 2MgO + Si. D. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
Câu 13. Trong các chất sau, chất nào là chất điện li mạnh?
A. HClO. B. H2S. C. CH3COOH. D. HCl.
Câu 14. Theo thuyết cấu tạo hóa học, trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 15. Nồng độ của ion Cl- trong dung dịch BaCl2 0,1M là
A. 0,2M. B. 0,1M. C. 0,05M. D. 0,3M.
Câu 16. Một dung dịch gồm 0,2 mol Ca2+; 0,1 mol Al3+; 0,1 mol; x mol Cl-. Giá trị của x là
A. 0,5. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,6.
Câu 17. Sấm sét cung cấp năng lượng cho phản ứng giữa N2 và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thừa
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)