Đề hóa chọn HSG trường TH&THCS Cư Yên

Chia sẻ bởi Đào Văn Chung | Ngày 15/10/2018 | 182

Chia sẻ tài liệu: Đề hóa chọn HSG trường TH&THCS Cư Yên thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI TOÁN CHIA HỖN HỢP KHÔNG BẰNG NHAU.
1. Sơ cở và đặc điểm.
- Nếu chia hỗn hợp thành các phần không bằng nhau.
=> Số mol mỗi chất trong các phần không bằng nhau nhưng tỉ lệ số mol các chất không đổi.
VD: Chia hỗn hợp (Al, Fe, Cu) thành 2 phần không bằng nhau.
Hỗn hợp:  
- Dấu hiệu:
+ Lượng chất ở 2 phần tính theo các đơn vị khác nhau (thường là khối lượng và mol).
+ Cho biết sợ chênh lệch giữa 2 phần.
+ Chia phần nhưng không nói rõ bằng nhau không.
2. Ví dụ.
Bài 1: Hỗn hợp X gồm Al, Mg, Cu. Lấy 1,66 gam X cho vào dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu lấy 0,15 mol X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thấy có 2,688 lít khí NO (duy nhất ở đktc) thoát ra. Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong X (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Bài 2: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, CuO. Để hòa tan hoàn toàn 4,22gam hỗn hợp X cần vừa đủ 800ml dung dịch HCl 0,2M. Lấy 0,08mol hỗn hợp X cho tác dụng với H2 dư thấy tạo ra 1,8gam H2O. Viết phương trình phản ứng và tính thành phần % về khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp X?
Bài 3: Hỗn hợp A gồm Na và Al.
Cho m gam A vào một lượng dư nước thì thu được 1,344 lit khí, dung dịch B và phần không tan C.
Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,832 lit khí.
a. Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A?
b.Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ M của dung dịch HCl đã dùng?
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở đktc.




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Văn Chung
Dung lượng: 24,50KB| Lượt tài: 7
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)