DE_HDC_Van 9_HKII_2012-2013
Chia sẻ bởi Trần Thái Bình |
Ngày 12/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: DE_HDC_Van 9_HKII_2012-2013 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
-------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
I/ – TIẾNG VIỆT (4,0 điểm):
Câu 1: Văn (2,0 điểm)
Dựa vào bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi, em hãy cho biết:
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? (1,0đ)
Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? (1,0đ)
Câu 2: Tiếng Việt (2,0 điểm)
a. Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý? (1,0đ)
b. Em hiểu hàm ý của câu nói trong đoạn văn sau như thế nào? (1,0đ)
Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng đáng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sapa!
( Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long)
II/ LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
I/. VĂN – TIẾNG VIỆT
4,0
Câu 1
(2 điểm)
a. Nội dung :
+ Văn nghệ phản ánh thực tại có sáng tạo.
+ Văn nghệ mang tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi đến mọi người.
b. Con người cần tiếng nói của văn nghệ :
+ Cảm nhận cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn.
+ Vui lên, biết rung động và ước mơ trong cuộc sống.
+ Hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 2
(2 điểm)
a. Điều kiện sử dụng hàm ý :
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý .
b. Câu nói của anh thanh niên “Không , bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sapa !”có hàm ý là : người đáng được vẽ hơn là ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sapa. Điều đó cũng cho ta hiểu sự khiêm tốn của anh thanh niên.
0,5
0,5
1,0
II/ LÀM VĂN
6,0
(6 điểm)
* Yêu cầu hình thức:
- Trình bày sạch đẹp , bố cục đủ ba phần.
- Chữ viết dễ đọc, không sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ và tác giả Hữu Thỉnh.
2. Thân bài:
- Học sinh phân tích được (gồm nội dung và nghệ thuật):
+ Sự biến đổi của trời đất lúc sang thu , nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu giao mùa ( gió se se, hương ổi ) , tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng
+ Tác giả cảm nhận sự chuyển biến không gian bằng nhiều giác quan, rung động tinh tế : dòng sông, đám mây, nắng cuối hạ, sấm…
- Hai tầng nghĩa của hai câu thơ cuối:
+ Cây lâu năm không còn bất ngờ trước tiếng sấm mà đã vững chắc hơn.
+ Khi con người từng trải thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
- Nghệ thuật: từ ngữ gợi cảm, phát hiện độc đáo hình ảnh tự nhiên, sử dụng ẩn dụ, nhân hóa đặc sắc.
3. Kết luận :
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
-------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
I/ – TIẾNG VIỆT (4,0 điểm):
Câu 1: Văn (2,0 điểm)
Dựa vào bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi, em hãy cho biết:
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? (1,0đ)
Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? (1,0đ)
Câu 2: Tiếng Việt (2,0 điểm)
a. Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý? (1,0đ)
b. Em hiểu hàm ý của câu nói trong đoạn văn sau như thế nào? (1,0đ)
Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng đáng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sapa!
( Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long)
II/ LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
I/. VĂN – TIẾNG VIỆT
4,0
Câu 1
(2 điểm)
a. Nội dung :
+ Văn nghệ phản ánh thực tại có sáng tạo.
+ Văn nghệ mang tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi đến mọi người.
b. Con người cần tiếng nói của văn nghệ :
+ Cảm nhận cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn.
+ Vui lên, biết rung động và ước mơ trong cuộc sống.
+ Hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 2
(2 điểm)
a. Điều kiện sử dụng hàm ý :
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý .
b. Câu nói của anh thanh niên “Không , bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sapa !”có hàm ý là : người đáng được vẽ hơn là ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sapa. Điều đó cũng cho ta hiểu sự khiêm tốn của anh thanh niên.
0,5
0,5
1,0
II/ LÀM VĂN
6,0
(6 điểm)
* Yêu cầu hình thức:
- Trình bày sạch đẹp , bố cục đủ ba phần.
- Chữ viết dễ đọc, không sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ và tác giả Hữu Thỉnh.
2. Thân bài:
- Học sinh phân tích được (gồm nội dung và nghệ thuật):
+ Sự biến đổi của trời đất lúc sang thu , nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu giao mùa ( gió se se, hương ổi ) , tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng
+ Tác giả cảm nhận sự chuyển biến không gian bằng nhiều giác quan, rung động tinh tế : dòng sông, đám mây, nắng cuối hạ, sấm…
- Hai tầng nghĩa của hai câu thơ cuối:
+ Cây lâu năm không còn bất ngờ trước tiếng sấm mà đã vững chắc hơn.
+ Khi con người từng trải thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
- Nghệ thuật: từ ngữ gợi cảm, phát hiện độc đáo hình ảnh tự nhiên, sử dụng ẩn dụ, nhân hóa đặc sắc.
3. Kết luận :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thái Bình
Dung lượng: 8,09KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)