Đề, HDC HSG Ngữ văn 9 YK năm học 2014-2015
Chia sẻ bởi Hoàng Văn Tuấn |
Ngày 12/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Đề, HDC HSG Ngữ văn 9 YK năm học 2014-2015 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
YÊN KHÁNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 03 câu trong 01 trang)
Câu 1: (4,0 điểm)
Viết một đoạn văn phân tích giá trị nghệ thuật trong đoạn thơ sau: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “ Cục…cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”. (“Tiếng gà trưa” - Xuân Quỳnh) Câu 2: (4,0 điểm)
“…Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn: anh chàng làm thầy đồ dạy trẻ. Tuy bổng lộc chẳng có là bao nhưng Quắc vẫn thường giúp đỡ Nhân. Đối lại, có lần Quắc bị ốm nặng, giá không có bạn thuốc thang ngày đêm thì anh khó lòng sống nổi. Sau đó cũng vì sinh kế, đôi bạn phải chia tay mỗi người một ngả. Trong khi Quắc sống cuộc đời dạy trẻ thì Nhân cũng đi lang thang đến các vùng xa lạ làm thuê làm mướn. Trải qua một thời kỳ lang bạt, cuối cùng anh chàng vào làm công cho một phú thương. Thấy chàng thật thà chăm chỉ, phú thương rất tin cậy. Chẳng bao lâu Nhân được phú thương gả con gái cho. Vợ Nhân có nhiều của riêng. Vì thế Nhân nghiễm nhiên trở nên một phú ông có cơ nghiệp kha khá ở trong vùng. Nhân giàu nhưng không quên tình bầu bạn. Nhân vẫn nhớ tới lời thề “sống chết sướng khổ có nhau” với Quắc. Nhân cất công đi tìm và sung sướng thấy Quắc còn sống. Tuy Quắc đang dở năm dạy, nhưng Nhân cũng thương lượng được với cha mẹ học trò cho con em chuyển sang một cụ đồ khác rồi đưa Quắc về nhà mình…”.
(“Sự tích chim Quốc” – Truyện cổ tích Việt Nam)
Qua ứng xử giữa Nhân và Quắc trong đoạn trích trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè.
Câu 3: (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Bằng việc xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh”.
Qua sự hiểu biết về văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
…………..HẾT…………
Họ và tên thí sinh: ...................................Số báo danh: .....................................................
Chữ ký của giám thị 1:............................ Chữ ký của giám thị 2:......................................
PHÒNG GD&ĐT
YÊN KHÁNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu 1.
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
- Học sinh trình bày thành đoạn văn ngắn gọn.
- Chỉ ra và phân tích được các biện pháp nghệ thuật và giá trị của nghệ thuật trong đoạn văn.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, dùng từ chuẩn xác, viết câu, viết chính tả đúng.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Trong khổ thơ ngắn, nhà thơ Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng nhiều biện pháp tu từ để diễn tả tâm trạng của người lính trên đường hành quân...
- Từ tượng thanh “ Cục…cục tác cục ta” mô phỏng âm thanh của tiếng gà, gợi tả không khí rộn ràng, cuộc sống thanh bình, giản dị nơi thôn quê.
- Điệp từ “nghe”, phép liệt kê cùng với biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng trong ba dòng thơ liên tiếp:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
thể hiện nỗi xúc động trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương. Người chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn lắng nghe, cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, hồi ức về tuổi thơ. Tiếng gà đánh thức những kỷ niệm tuổi thơ với bà, gia đình, quê hương. Tiếng gà như sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại. Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm trạng của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trên đường hành quân, một tâm
YÊN KHÁNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 03 câu trong 01 trang)
Câu 1: (4,0 điểm)
Viết một đoạn văn phân tích giá trị nghệ thuật trong đoạn thơ sau: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “ Cục…cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”. (“Tiếng gà trưa” - Xuân Quỳnh) Câu 2: (4,0 điểm)
“…Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn: anh chàng làm thầy đồ dạy trẻ. Tuy bổng lộc chẳng có là bao nhưng Quắc vẫn thường giúp đỡ Nhân. Đối lại, có lần Quắc bị ốm nặng, giá không có bạn thuốc thang ngày đêm thì anh khó lòng sống nổi. Sau đó cũng vì sinh kế, đôi bạn phải chia tay mỗi người một ngả. Trong khi Quắc sống cuộc đời dạy trẻ thì Nhân cũng đi lang thang đến các vùng xa lạ làm thuê làm mướn. Trải qua một thời kỳ lang bạt, cuối cùng anh chàng vào làm công cho một phú thương. Thấy chàng thật thà chăm chỉ, phú thương rất tin cậy. Chẳng bao lâu Nhân được phú thương gả con gái cho. Vợ Nhân có nhiều của riêng. Vì thế Nhân nghiễm nhiên trở nên một phú ông có cơ nghiệp kha khá ở trong vùng. Nhân giàu nhưng không quên tình bầu bạn. Nhân vẫn nhớ tới lời thề “sống chết sướng khổ có nhau” với Quắc. Nhân cất công đi tìm và sung sướng thấy Quắc còn sống. Tuy Quắc đang dở năm dạy, nhưng Nhân cũng thương lượng được với cha mẹ học trò cho con em chuyển sang một cụ đồ khác rồi đưa Quắc về nhà mình…”.
(“Sự tích chim Quốc” – Truyện cổ tích Việt Nam)
Qua ứng xử giữa Nhân và Quắc trong đoạn trích trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè.
Câu 3: (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Bằng việc xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh”.
Qua sự hiểu biết về văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
…………..HẾT…………
Họ và tên thí sinh: ...................................Số báo danh: .....................................................
Chữ ký của giám thị 1:............................ Chữ ký của giám thị 2:......................................
PHÒNG GD&ĐT
YÊN KHÁNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu 1.
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
- Học sinh trình bày thành đoạn văn ngắn gọn.
- Chỉ ra và phân tích được các biện pháp nghệ thuật và giá trị của nghệ thuật trong đoạn văn.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, dùng từ chuẩn xác, viết câu, viết chính tả đúng.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Trong khổ thơ ngắn, nhà thơ Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng nhiều biện pháp tu từ để diễn tả tâm trạng của người lính trên đường hành quân...
- Từ tượng thanh “ Cục…cục tác cục ta” mô phỏng âm thanh của tiếng gà, gợi tả không khí rộn ràng, cuộc sống thanh bình, giản dị nơi thôn quê.
- Điệp từ “nghe”, phép liệt kê cùng với biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng trong ba dòng thơ liên tiếp:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
thể hiện nỗi xúc động trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương. Người chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn lắng nghe, cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, hồi ức về tuổi thơ. Tiếng gà đánh thức những kỷ niệm tuổi thơ với bà, gia đình, quê hương. Tiếng gà như sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại. Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm trạng của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trên đường hành quân, một tâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Văn Tuấn
Dung lượng: 78,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)