Đề-gợi ý Văn vào lớp 10TPHCM - tham khảo
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Sơn |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Đề-gợi ý Văn vào lớp 10TPHCM - tham khảo thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Google: NVT Q2 – Để xem trọn bộ đề thi vào lớp 10 các năm
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN Tại TP.HCM
Câu 1 (2 điểm): Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3 (4 điểm): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. (Học sinh không viết quá một trang giấy)
Câu 4 (12 điểm): Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 (2 điểm):
Học sinh cần nêu rõ hai tình huống chính thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện Chiếc lược ngà:
- Tình huống thứ nhất: Ông Sáu về thăm nhà, gặp con sau tám năm xa cách, nhớ thương nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không nhận cha. Đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết với cha thì ông Sáu lại phải ra đi.
- Tình huống thứ hai: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao món quà ấy cho con thì đã hy sinh.
Câu 2 (2 điểm):
Học sinh cần thể hiện một số yêu cầu sau:
- Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: nao nao, rầu rầu.
- Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trên trong đoạn thơ, cụ thể là:
+ Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người.
+ Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ).
+ Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người.
Câu 3 (4 điểm):
Đề bài yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương. Các em có thể trình bày dưới hình thức một bài viết ngắn, một bức thư... (không quá một trang). Dù trình bày dưới hình thức nào các em cũng cần trình bày được một số ý cơ bản sau:
- Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước).
- Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước.
- Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng...
- Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân.
Trong bài viết, học sinh có thể so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục.
Câu 4 (12 điểm):
Đây là bốn dạng đề mở. Vì vậy, học sinh có thể trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Học sinh có thể trình bày bài làm của mình dưới nhiều cách, song cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lý) ; về
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN Tại TP.HCM
Câu 1 (2 điểm): Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3 (4 điểm): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. (Học sinh không viết quá một trang giấy)
Câu 4 (12 điểm): Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 (2 điểm):
Học sinh cần nêu rõ hai tình huống chính thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện Chiếc lược ngà:
- Tình huống thứ nhất: Ông Sáu về thăm nhà, gặp con sau tám năm xa cách, nhớ thương nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không nhận cha. Đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết với cha thì ông Sáu lại phải ra đi.
- Tình huống thứ hai: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao món quà ấy cho con thì đã hy sinh.
Câu 2 (2 điểm):
Học sinh cần thể hiện một số yêu cầu sau:
- Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: nao nao, rầu rầu.
- Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trên trong đoạn thơ, cụ thể là:
+ Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người.
+ Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ).
+ Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người.
Câu 3 (4 điểm):
Đề bài yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương. Các em có thể trình bày dưới hình thức một bài viết ngắn, một bức thư... (không quá một trang). Dù trình bày dưới hình thức nào các em cũng cần trình bày được một số ý cơ bản sau:
- Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước).
- Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước.
- Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng...
- Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân.
Trong bài viết, học sinh có thể so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục.
Câu 4 (12 điểm):
Đây là bốn dạng đề mở. Vì vậy, học sinh có thể trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Học sinh có thể trình bày bài làm của mình dưới nhiều cách, song cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lý) ; về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn
Dung lượng: 47,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)