DE GIUA KI 2(13-14) VAN 8
Chia sẻ bởi Đào Thị Thu Hiền |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: DE GIUA KI 2(13-14) VAN 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
VIỆT YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. ( 2,0 điểm).
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau:
a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 2. (3,0 điểm).
Cho khổ thơ sau:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
a. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng.
Câu 3. (5,0 điểm).
Thuyết minh cái phích nước.
-----------------------Hết---------------------
- Họ tên học sinh:........................................
- Số báo danh:.............................................
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013–2014
MÔN: NGỮ VĂN 8
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).
II. Đáp án và thang điểm
CÂU
YÊU CẦU NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích.
2,0
a. Câu nghi vấn:
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có?
- Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được! (Đây là câu nghi vấn không dùng để hỏi, mà dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định, nên không nhất thiết phải dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu)
0,5
1,0
b. Câu nghi vấn: Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa?
0,5
2
Xác định thông tin trong đoạn thơ.
3,0
a. Khổ thơ được trích trong bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
0,5
b. * Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ:
- Điệp ngữ: mỗi (được nhắc lại hai lần).
- Câu hỏi tu từ: Người thuê viết nay đâu?
- Nhân hoá: Giấy-buồn, nghiên-sầu.
* Tác dụng: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.
- Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.
- Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán.
- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…
1,0
1,5
3
Thuyết minh cái phích nước.
5,0
A. Yêu cầu chung:
Học sinh biết viết bài văn thuyết minh về một đồ vật, bố cục rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, biết dùng từ, đặt câu
VIỆT YÊN
VIỆT YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. ( 2,0 điểm).
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau:
a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 2. (3,0 điểm).
Cho khổ thơ sau:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
a. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng.
Câu 3. (5,0 điểm).
Thuyết minh cái phích nước.
-----------------------Hết---------------------
- Họ tên học sinh:........................................
- Số báo danh:.............................................
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013–2014
MÔN: NGỮ VĂN 8
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).
II. Đáp án và thang điểm
CÂU
YÊU CẦU NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích.
2,0
a. Câu nghi vấn:
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có?
- Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được! (Đây là câu nghi vấn không dùng để hỏi, mà dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định, nên không nhất thiết phải dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu)
0,5
1,0
b. Câu nghi vấn: Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa?
0,5
2
Xác định thông tin trong đoạn thơ.
3,0
a. Khổ thơ được trích trong bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
0,5
b. * Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ:
- Điệp ngữ: mỗi (được nhắc lại hai lần).
- Câu hỏi tu từ: Người thuê viết nay đâu?
- Nhân hoá: Giấy-buồn, nghiên-sầu.
* Tác dụng: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.
- Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.
- Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán.
- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…
1,0
1,5
3
Thuyết minh cái phích nước.
5,0
A. Yêu cầu chung:
Học sinh biết viết bài văn thuyết minh về một đồ vật, bố cục rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, biết dùng từ, đặt câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Thu Hiền
Dung lượng: 69,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)