ĐỀ ( Dự bị) và ĐÁP ÁN HSG Tỉnh Môn Ngữ văn 9 - Tỉnh Thanh Hóa năm học 2012 - 2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Lý Tưởng | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ( Dự bị) và ĐÁP ÁN HSG Tỉnh Môn Ngữ văn 9 - Tỉnh Thanh Hóa năm học 2012 - 2013 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

THANH HÓA
Năm học: 2012 - 2013




ĐỀ DỰ BỊ
Môn thi: NGỮ VĂN


Lớp 9 THCS


Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013


Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Đề này có 01 trang, gồm 03 câu



Câu I: (2,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Bằng Việt - Bếp lửa, Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2010)
So sánh sự việc xảy ra và lời dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm hội thoại nào? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì?
Câu II: (6 điểm)
“Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”
(Hồ Chí Minh)
Dựa vào ý nghĩa câu nói của Hồ Chí Minh em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề Tự học.
Câu III: (12 điểm)
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận - khúc tráng ca về con người lao động trên biển cả.
................................HẾT...............................
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.






SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

THANH HÓA
Năm học: 2012 - 2013





HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN


(Đề dự bị)


Lớp 9 THCS


Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)


I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20 (câu I: 2 điểm; câu II: 6 điểm; câu III: 12 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm

I

2,0


Phương châm hội thoại bị vi phạm (0,5 điểm)



Xác định đúng phương châm hội thoại bị vi phạm là phương châm về chất.
0,5


Ý nghĩa của sự không tuân thủ phương châm hội thoại (1,5 điểm)



- Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: Không muốn cháu thông báo những khó khăn ở nhà để bố yên tâm công tác
0,5


- Thấy được sự hi sinh của bà vì con cháu và tình cảm của bà đối với kháng chiến, đối với đất nước.
1,0

II

6,0


Yêu cầu về kĩ năng
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản…
0,5


Yêu cầu về kiến thức
5.5


1.Giải thích ý nghĩa của câu nói (1,0 điểm)



+ Học: là hoạt động của tư duy con người nhằm thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại.
0,25


+ Tự học: là ý thức tự giác học hỏi của con người. Đây là một phương pháp học mà ở đó bản thân mỗi người phải tự mình vận động, chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Từ đó biến những tri thức bên ngoài thành kiến thức, vốn sống của bản thân.
0,25


+ Cốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lý Tưởng
Dung lượng: 110,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)