Đề-đáp án Văn- KSCL lớp 8( 2013-2014)

Chia sẻ bởi Trần Quốc Thường | Ngày 11/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đề-đáp án Văn- KSCL lớp 8( 2013-2014) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2013 -2014
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: (2 điểm) Chép một câu tục ngữ mà em yêu thích. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ đó.
Câu 2: (3 điểm) Chỉ ra và phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ trong câu thơ sau:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.”
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Câu 3: (5 điểm) Cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:
“... Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
-------- Hết ---------


PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2013 -2014
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: (2 điểm) Chép một câu tục ngữ mà em yêu thích. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ đó.
Câu 2: (3 điểm) Chỉ ra và phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ trong câu thơ sau:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.”
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Câu 3: (5 điểm) Cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:
“... Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
-------- Hết ---------


PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KSCL ĐẦU NĂM MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học 2013-2014.
Câu 1 (2 điểm):
Chép một câu tục ngữ và nêu ngắn gọn ý nghĩa của nó:
- Chép đúng câu tục ngữ (1đ).
- Nêu đúng ý nghĩa của câu tục ngữ đó (1đ).
Câu2 (3 điểm):
- Nhận diện đúng thành ngữ: Bảy nổi ba chìm (1đ).
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật: Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” vừa là hình ảnh của bánh trôi nước (trong nồi nấu bánh), vừa nói lên thân phận vất vả, gian truân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến… Nét độc đáo là tác giả đã khéo léo vận dụng thành ngữ này để bộc lộ gián tiếp niềm cảm thông với số phận của người phụ nữ…(2đ).
Câu 3 (5 điểm):
* Kĩ năng: Viết đúng kiểu bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học (cảm nghĩ về một đoạn thơ) với bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, văn giàu cảm xúc.Viết đúng chính tả, ngữ pháp…
* Kiến thức: Cần có các ý cơ bản sau:
1. Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, dẫn đoạn thơ và nêu cảm nhận chung về đoạn thơ .(1đ)
2. Thân bài:Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ :
- Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ mà người chiến sĩ chợt nghe được trên đường hành quân. Tiếng gà ấy đánh thức những kỷ niệm tuổi thơ trong lòng người chiến sĩ với hình ảnh đàn gà, ổ trứng hồng và hình ảnh người bà hết lòng yêu thương cháu… Kết thúc bài thơ cảm xúc của nhân vật trữ tình trở lại với hiện tại để thấm thía về giá trị của những kỉ niệm, đồng thời thấu hiểu sự thống nhất của tình cảm gia đình, kỉ niệm tuổi thơ với tình quê hương, đất nước. Khổ thơ cuối đã khái quát một quy luật của tình cảm: Những kỉ niệm dù là nhỏ bé về tuổi thơ và người thân cũng có giá trị làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc chiến đấu cho độc lập tư do của đất nước cũng là cuộc chiến đấu để gìn giữ những giá trị và tình cảm tốt đẹp,bình dị của con người…(1.5đ)
- Điệp từ “vì” được lặp lại bốn lần vừa điểm nhịp cho đoạn thơ vừa mở ra các nguyên nhân tạo nên động lực cho cháu-người chiến sĩ, có thêm sức mạnh để chiến đấu…(1đ)
- Các danh từ “Tổ quốc”,”xóm làng”, “bà”, “tiếng gà”, “ổ trứng” được sắp xếp theo trình tự đi từ cái khái quát đến cái cụ thể còn giúp người đọc cảm nhận : Yêu Tổ quốc chính là biết yêu, biết trân trọng những điều gần gũi mà bình dị của cuộc sống…(1đ).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Thường
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)