ĐỀ= ĐÁP ÁN VĂN 9 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG)

Chia sẻ bởi Trần Minh Quân | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ= ĐÁP ÁN VĂN 9 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Lớp 9
Câu 1 ( 4đ ) : Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
a) Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả bài thơ?
b) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 2 ( 6đ ): Một thành công của nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng là thể hiện sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin đồn làng mình theo giặc. Em hãy chứng minh.
Biểu điểm
Câu 1:
a) - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (0,25 đ)
- Phạm Tiến Duật. (0,25 đ).
b) Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
- Làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. ( 0,5đ)
- Hai chữ "bài thơ" là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. ( 0,5đ)
c) Hoàn cảnh sáng tác: ( 1đ)
- Sáng tác năm 1969 trên con đường chiến lược Trường Sơn. Tiểu đoàn 60 thành lập 1 tiểu đội mới gồm những chiến sĩ cảm tử lái những chiếc xe "thương tích" vì trận mạc. PTD đã đi trên một chiếc xe của tiểu đội ấy để chở hàng chi viện cho chiến trường miền Nam và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời sau một lần đi như thế.
d) Nghệ thuật:
- Điệp từ: Không. ( 0,25đ)
- Liệt kê: không có kính, đèn, mui xe. ( 0,25đ)
- Hoán dụ: 1 trái tim → người chiến sĩ lái xe. ( 0,25đ)
- Ẩn dụ: 1 trái tim → tình yêu thương, chí căm thù, nhiệt huyết cách mạng của người chiến sĩ. ( 0,25đ)
- Đối lập: Không có (kính, đèn, mui xe) > < có (1 trái tim). ( 0,25đ)
Vật chất > < tinh thần
=>Trái tim yêu thương miền Nam, rực lửa căm thù giặc Mĩ đã giúp người lính vượt qua gian khổ khó khăn, quyết chiến, quyết thắng vì MN ruột thịt. ( 0,25đ)
- Trong chiến tranh, yếu tố làm nên chiến thắng không phải là quân đội hùng mạnh và vũ khí tối tân mà chính là yếu tố con người. ( 0,25đ).
Câu 2:* Dàn ý:
a) Mở bài: ( 1đ) - Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai.
- Trích dẫn nhận xét.
b) Thân bài: (4đ) + Giới thiệu chung về nhân vật ông Hai - Nhân vật chính của tác phẩm là người rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông được đặt vào 1 tình huống đầy thử thách: tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình.
+ Khi nghe tin làng theo giặc:
- Ông bàng hoàng sững sờ "Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân"
- Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông "cúi gằm mặt xuống mà đi".
- Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã. "Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông...là ông lủi ra một góc nhà nin thít".
- Ông tủi thân, thương con, thương dân chợ Dầu , thương thân mình, phải mang tiếng là dân làng Việt gian "Nước mắt ông cứ giàn ra".
- Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình huống thử thách căng thẳng khi nghe tin người ta không chứa người làng Dầu.
- Ông Hai cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "đi đâu bây giờ?" "Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?"
+ Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ: "Hay là quay về làng?", nhưng ông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)