ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 9 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 9 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KI I NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN : Ngữ văn 9
( Thời gian 90 phút)
---------***----------
Câu 1(3đ):
Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”, theo lời tác giả Nguyễn Thành Long, “là một bức chân dung”.
a. Theo em, đó là bức chân dung của ai; được hiện lên qua điểm nhìn của các nhân vật nào?
b. Tại sao trong truyện ngắn của mình tác giả không đặt tên cụ thể cho các nhân vật?
Câu 2(2đ):
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận có viết:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Em hãy cho biết trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ ấy?
Câu 3 (5đ):
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính Cụ Hồ qua tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
GV : Trần Thị Hồng Xuân
Đáp án và biểu điểm
Câu 1(3đ):
Học sinh nêu được các nội dung cơ bản sau:
a. Đó là bức chân dung anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. (0,5đ)
- Anh thanh niên là nhân vật chính được hiện lên qua điểm nhìn của các nhân vật phụ trong cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi: bác lái xe, nhà hoạ sĩ, cô kĩ sư (0,5đ)
b. Nhân vật trong truyện không được đặt tên cụ thể mà gọi theo nghề nghiệp và tuổi tác: anh thanh niên, bác lái xe, nhà hoạ sĩ, cô kĩ sư. (0,5 đ)
- Việc không đặt tên cụ thể cho các nhân vật trong truyện là dụng ý nghệ thuật của tác giả Nguyễn Thành Long .(0,5 điểm)
- Tác giả muốn khảng địnhvà cangợi nhân vật trong truyệ chỉ là những con người tiêu biểu,
những con ngưòi vô danh trong rật nhiều con người ở Sa Pa( và có thể bắt gặp ở nhiều nơi khácnữa) đang lặng lẽ, âm thầm cống hiến sức lực, tài năng của mình cho đất nước.(0,5 đ)
- Sa Pa nhìn bề ngoài lặng lẽ nhưng bên trong là cuộc sống lao động và cống hiến hết mình của những con người lao động đáng quý, đáng yêu.( 0,5 đ )
Câu 2: (2đ)
A.Yêu cầu.
Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Câu thơ thứ nhất tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh:” mặt trời” đựoc so sánh với” hòn lửa”. Mặt trời giống như hòn lửa đỏ rực, khổng lồ lăn vào lòng đại dương mênh mông,khác với hoàng hôn trong thơ cổ, hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại đẹp kỳ vĩ, rực rỡ, ấm áp.
- Câu thơ thứ hai tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hoá,gán cho sự vật những hành động của con người:sóng” cài then”, đêm” sập cửa”. Gọi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà rộng lớn,gần gũi , với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những đợt sóng là then cài. Con người đi trong đêm như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi, con người lại bắt đầu công việc.
- Ca ngợi tinh thần hăng say, nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của những người ngư dân miền biển nói riêng và nhân dân miền bắc nói chung trong công cuộc xây dựng CNXH.
B. Cách cho điểm.
- Cho 2, điểm khi học sinh trình bày đầy đủ, đúng các ý trên; văn viết sáng tạo, có cảm xúc; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả.
- Giáo viên căn cứ vào bài viết cụ thể của học sinh để cho các điểm cho phù hợp.
Câu 3 (5 đ):
A. Yêu cầu:
1. Về hình thức:
Học sinh biết làm đúng kiểu bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài.
Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể, xác thực, lời văn trong sáng.
2. Về nội dung:
Học sinh tập trung làm rõ một số ý cơ bản sau:
Là những người lính trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời, lạc quan, sống có lí tưởng.
Họ chịu đựng những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ ác liệt và cũng đầy hi sinh trong
MÔN : Ngữ văn 9
( Thời gian 90 phút)
---------***----------
Câu 1(3đ):
Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”, theo lời tác giả Nguyễn Thành Long, “là một bức chân dung”.
a. Theo em, đó là bức chân dung của ai; được hiện lên qua điểm nhìn của các nhân vật nào?
b. Tại sao trong truyện ngắn của mình tác giả không đặt tên cụ thể cho các nhân vật?
Câu 2(2đ):
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận có viết:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Em hãy cho biết trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ ấy?
Câu 3 (5đ):
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính Cụ Hồ qua tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
GV : Trần Thị Hồng Xuân
Đáp án và biểu điểm
Câu 1(3đ):
Học sinh nêu được các nội dung cơ bản sau:
a. Đó là bức chân dung anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. (0,5đ)
- Anh thanh niên là nhân vật chính được hiện lên qua điểm nhìn của các nhân vật phụ trong cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi: bác lái xe, nhà hoạ sĩ, cô kĩ sư (0,5đ)
b. Nhân vật trong truyện không được đặt tên cụ thể mà gọi theo nghề nghiệp và tuổi tác: anh thanh niên, bác lái xe, nhà hoạ sĩ, cô kĩ sư. (0,5 đ)
- Việc không đặt tên cụ thể cho các nhân vật trong truyện là dụng ý nghệ thuật của tác giả Nguyễn Thành Long .(0,5 điểm)
- Tác giả muốn khảng địnhvà cangợi nhân vật trong truyệ chỉ là những con người tiêu biểu,
những con ngưòi vô danh trong rật nhiều con người ở Sa Pa( và có thể bắt gặp ở nhiều nơi khácnữa) đang lặng lẽ, âm thầm cống hiến sức lực, tài năng của mình cho đất nước.(0,5 đ)
- Sa Pa nhìn bề ngoài lặng lẽ nhưng bên trong là cuộc sống lao động và cống hiến hết mình của những con người lao động đáng quý, đáng yêu.( 0,5 đ )
Câu 2: (2đ)
A.Yêu cầu.
Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Câu thơ thứ nhất tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh:” mặt trời” đựoc so sánh với” hòn lửa”. Mặt trời giống như hòn lửa đỏ rực, khổng lồ lăn vào lòng đại dương mênh mông,khác với hoàng hôn trong thơ cổ, hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại đẹp kỳ vĩ, rực rỡ, ấm áp.
- Câu thơ thứ hai tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hoá,gán cho sự vật những hành động của con người:sóng” cài then”, đêm” sập cửa”. Gọi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà rộng lớn,gần gũi , với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những đợt sóng là then cài. Con người đi trong đêm như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi, con người lại bắt đầu công việc.
- Ca ngợi tinh thần hăng say, nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của những người ngư dân miền biển nói riêng và nhân dân miền bắc nói chung trong công cuộc xây dựng CNXH.
B. Cách cho điểm.
- Cho 2, điểm khi học sinh trình bày đầy đủ, đúng các ý trên; văn viết sáng tạo, có cảm xúc; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả.
- Giáo viên căn cứ vào bài viết cụ thể của học sinh để cho các điểm cho phù hợp.
Câu 3 (5 đ):
A. Yêu cầu:
1. Về hình thức:
Học sinh biết làm đúng kiểu bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài.
Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể, xác thực, lời văn trong sáng.
2. Về nội dung:
Học sinh tập trung làm rõ một số ý cơ bản sau:
Là những người lính trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời, lạc quan, sống có lí tưởng.
Họ chịu đựng những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ ác liệt và cũng đầy hi sinh trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 36,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)