ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 9 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 9 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: ( 2 điểm):
Cho đoạn văn sau:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn, trong Ngữ văn 8, tập 1)
a. Em cho biết phương châm hội thoại nào được sử dụng trong đoạn hội thoại đó? Em có nhận xét gì về cách xưng hô đó?
b. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong phương châm hội thoại này?
Câu 2 ( 1 điểm)
Em hãy phân tích nét đặc sắc ở câu thơ thứ bảy trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu.
Câu 3( 7 điểm):
Trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, hình ảnh cái bóng có vai trò đặc biệt quan trọng. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên?
Tác giả: Phạm Thị Chanh
Giáo viên: Tổ KHXH - Trường THCS Hưng Thái
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: ( 2 điểm):
HS cần trả lời đươc:
a- Phương châm lịch sự đã được sử dụng trong đoạn hội thoại đó: Bà lão láng giềng gọi anh Dậu là bác trai hỏi thăm sức khỏa bằng từ khá . Còn chị Dậu thì : cảm ơn cụ. ( 1 điểm)
-Cách xưng hô đó lịch sự mà tự nhiên, chân thành, ấm áp tình người . ) ( 0,5 điểm)
b. Phương châm lịch sự đã được thực hiện nhờ biện pháp nói giảm, nói tránh.. ( 0,5 điểm)
Câu 2( 1 điểm) :
HS cần chỉ ra được nét đặc sắc ở câu thơ thứ bảy trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu.
Câu thơ thứ 7 với hai tiếng đồng chí! Câu thơ ngắn cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một sự khẳng định: tột cùng của tình người cao đẹp: Tình đồng chí.
- Đây là câu thơ bản lề khép lại cơ sở của tình đồng chí( sáu câu trước) để mở ra những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí( những câu thơ tiếp)
Câu 3( 7 điểm):
Hình thức: Viết dưới dạng bài văn nghị luận chứng minh.
Bài viết có bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài.
Bài viết có cảm xúc, ít sai lỗi chính tả. ( 2 điểm)
Nội dung: Tùy thuộc vào khả năng cảm nhận của học sinh, song bài viết cần đạt được:
- Khẳng định hình ảnh cái bóng xuất hiện rất ít trong truyện nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng:( 1 điểm)
+ Cách kể:
Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
Giữ vai trò thắt nút, mở nút câu chuyện.( 1 điểm)
+Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:
Bé Đản ngây thơ.
Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.
Vũ Nương thương chồng con.( 2 điểm)
+ Góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, khiến hạnh phúc của co người hết sức mỏng manh.( 1 điểm)
Tác giả: Phạm Thị Chanh
Giáo viên: Tổ KHXH - Trường THCS Hưng Thái
TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: ( 2 điểm):
Cho đoạn văn sau:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn, trong Ngữ văn 8, tập 1)
a. Em cho biết phương châm hội thoại nào được sử dụng trong đoạn hội thoại đó? Em có nhận xét gì về cách xưng hô đó?
b. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong phương châm hội thoại này?
Câu 2 ( 1 điểm)
Em hãy phân tích nét đặc sắc ở câu thơ thứ bảy trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu.
Câu 3( 7 điểm):
Trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, hình ảnh cái bóng có vai trò đặc biệt quan trọng. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên?
Tác giả: Phạm Thị Chanh
Giáo viên: Tổ KHXH - Trường THCS Hưng Thái
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: ( 2 điểm):
HS cần trả lời đươc:
a- Phương châm lịch sự đã được sử dụng trong đoạn hội thoại đó: Bà lão láng giềng gọi anh Dậu là bác trai hỏi thăm sức khỏa bằng từ khá . Còn chị Dậu thì : cảm ơn cụ. ( 1 điểm)
-Cách xưng hô đó lịch sự mà tự nhiên, chân thành, ấm áp tình người . ) ( 0,5 điểm)
b. Phương châm lịch sự đã được thực hiện nhờ biện pháp nói giảm, nói tránh.. ( 0,5 điểm)
Câu 2( 1 điểm) :
HS cần chỉ ra được nét đặc sắc ở câu thơ thứ bảy trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu.
Câu thơ thứ 7 với hai tiếng đồng chí! Câu thơ ngắn cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một sự khẳng định: tột cùng của tình người cao đẹp: Tình đồng chí.
- Đây là câu thơ bản lề khép lại cơ sở của tình đồng chí( sáu câu trước) để mở ra những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí( những câu thơ tiếp)
Câu 3( 7 điểm):
Hình thức: Viết dưới dạng bài văn nghị luận chứng minh.
Bài viết có bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài.
Bài viết có cảm xúc, ít sai lỗi chính tả. ( 2 điểm)
Nội dung: Tùy thuộc vào khả năng cảm nhận của học sinh, song bài viết cần đạt được:
- Khẳng định hình ảnh cái bóng xuất hiện rất ít trong truyện nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng:( 1 điểm)
+ Cách kể:
Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
Giữ vai trò thắt nút, mở nút câu chuyện.( 1 điểm)
+Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:
Bé Đản ngây thơ.
Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.
Vũ Nương thương chồng con.( 2 điểm)
+ Góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, khiến hạnh phúc của co người hết sức mỏng manh.( 1 điểm)
Tác giả: Phạm Thị Chanh
Giáo viên: Tổ KHXH - Trường THCS Hưng Thái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 34,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)