ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 9 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 9 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
HUYỆN NINH GIANG
Đề thi học kì I môn Ngữ văn
Năm học 2011- 2012
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. ( 1 đ)
a. Chép lại bốn câu thơ cuối tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
b.Từ Trái tim trong câu cuối cùng của đoạn thơ em vừa chép được dùng với nghĩa gì?
Câu 2. ( 1,5 đ)
Giới thiệu về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
Câu 3. ( 1,5 đ )
Chuyển lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp:
" Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa"
( Lời Vũ Nương, trích " Chuyện người con gái Nam Xương")
Câu 4. ( 6 đ)
Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy viết một bài văn kể lại lỗi lầm đó. Trong bài có sử dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
Giáo viên:
Phạm Thị Huệ
PH ÒNG GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO
HUYỆN NINH GIANG
H ƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I
Câu 1.
a. Chép đúng bốn câu thơ (0,5đ)
b. Trả lời từ Trái tim được dùng theo nghĩa chuyển ( 0,5đ).
Câu 2.
- Giới thiệu về Bằng Việt :
Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinhh 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây( nay thuộc Hà Nội). Ông làm thơ từ đầu nhữn năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. (1đ)
- Bài thơ Bếp lửa :
Sáng tác 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - Bếp lửa ( 1986), tập thơ đầu tay của Bằng Việt Và Lưu Quang Vũ ( 0,5đ).
Câu 3. ( 1,5đ) HS có thể chuyển như sau:
Vũ Nương nói rằng nàng sở dĩ nương tựa vào Trương Sinh vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
( HS biết cách chuyển: bỏ dấu ngoặc kép, thay đổi từ ngữ cho phù hợp)
Câu 4.
Viết được bài văn kể chuyện về một lỗi lầm khiến em day dứt, trong bài viết có kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm. ( 1đz)
Thân bài:: ( 3đ)
- Kể lại quá trình mắc lỗi và diễn biến tâm trạng của bản thân trong khi mắc lỗi ( 2đ)
- Kể lại việc và tâm trạng sau khi mắc lỗi. ( 1đ)
Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc cá nhân( 1đ)
Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài văn viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn nghị luận là 2đ
- Điểm trừ tối đa đối với bài văn viết không đúng về ý, lập luận là 1đ
- Điểm trừ tối đa đối với bài văn viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1đ
HUYỆN NINH GIANG
Đề thi học kì I môn Ngữ văn
Năm học 2011- 2012
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. ( 1 đ)
a. Chép lại bốn câu thơ cuối tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
b.Từ Trái tim trong câu cuối cùng của đoạn thơ em vừa chép được dùng với nghĩa gì?
Câu 2. ( 1,5 đ)
Giới thiệu về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
Câu 3. ( 1,5 đ )
Chuyển lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp:
" Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa"
( Lời Vũ Nương, trích " Chuyện người con gái Nam Xương")
Câu 4. ( 6 đ)
Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy viết một bài văn kể lại lỗi lầm đó. Trong bài có sử dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
Giáo viên:
Phạm Thị Huệ
PH ÒNG GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO
HUYỆN NINH GIANG
H ƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I
Câu 1.
a. Chép đúng bốn câu thơ (0,5đ)
b. Trả lời từ Trái tim được dùng theo nghĩa chuyển ( 0,5đ).
Câu 2.
- Giới thiệu về Bằng Việt :
Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinhh 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây( nay thuộc Hà Nội). Ông làm thơ từ đầu nhữn năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. (1đ)
- Bài thơ Bếp lửa :
Sáng tác 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - Bếp lửa ( 1986), tập thơ đầu tay của Bằng Việt Và Lưu Quang Vũ ( 0,5đ).
Câu 3. ( 1,5đ) HS có thể chuyển như sau:
Vũ Nương nói rằng nàng sở dĩ nương tựa vào Trương Sinh vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
( HS biết cách chuyển: bỏ dấu ngoặc kép, thay đổi từ ngữ cho phù hợp)
Câu 4.
Viết được bài văn kể chuyện về một lỗi lầm khiến em day dứt, trong bài viết có kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm. ( 1đz)
Thân bài:: ( 3đ)
- Kể lại quá trình mắc lỗi và diễn biến tâm trạng của bản thân trong khi mắc lỗi ( 2đ)
- Kể lại việc và tâm trạng sau khi mắc lỗi. ( 1đ)
Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc cá nhân( 1đ)
Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài văn viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn nghị luận là 2đ
- Điểm trừ tối đa đối với bài văn viết không đúng về ý, lập luận là 1đ
- Điểm trừ tối đa đối với bài văn viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 42,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)