Đề, đáp án văn 9 huyện Thanh Oai 2015 ( K.Anh)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án văn 9 huyện Thanh Oai 2015 ( K.Anh) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có: 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm).
Nhận xét về cách kết thúc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: " Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời", song có ý kiến khác lại khẳng định: " Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay cái kết lung linh kì ảo".
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Câu 2: (6,0 điểm).
Trong bức thư được cộng đồng mạng cho là của một du học sinh Nhật bàn về “Văn hóa Việt” có đoạn:
“Thật đáng tự hào vì Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu bốn nghìn năm văn hiến ấy chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”.
Là một người Việt trẻ tuổi, bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 3 (10 điểm).
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
(Trích “Tiếng nói của văn nghệ” SGK Ngữ văn 9 tập 1– Nguyễn Đình Thi )
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để làm sáng rõ nhận định trên.
-------------------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9.
NĂM HỌC 2015 – 2016.
Môn: Ngữ văn.
Câu 1. (4,0đ).
- Yêu cầu về kĩ năng (1,0đ).
+ HS viết dưới hình thức bài văn ngắn, cách lập luận sáng tỏ, rõ ràng, chặt chẽ.
+ Chú ý cách dùng từ, viết câu và diễn đạt cần chuẩn xác, biểu cảm.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Giới thiệu khái quát truyện truyền kì của Nguyễn Dữ và kết thúc của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
+ Nhận xét trình bày về hai ý kiến (3,0đ).
* Ý kiến 1: Nhìn thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm. Giống như truyện cổ tích, người tốt dù phải trải qua bao khó khăn, gian khổ, bất hạnh nhưng cuối cùng sẽ được giải oan, được trả lại phẩm giá, được hạnh phúc. Qua đó đồng tình với quan điểm của Nguyễn Dữ: chi tiết kì ảo vừa là tạo ra một kết thúc li kì, hấp dẫn và có hậu, vừa thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể hiện nỗi khát khao công bằng, hạnh phúc cho người lương thiện, nhất là người phụ nữ bất hạnh như Vũ Nương (1,0đ).
* Ý kiến 2: Xuất phát từ giá trị hiện thực của tác phẩm. Sự trở về của Vũ Nương chỉ trong thoáng chốc, một ảo ảnh loang loáng, mờ nhạt giữa dòng sông cùng lời nói: " Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa" rồi biến mất là hiện thực bi kịch cuộc đời. Vũ Nương được sống sung sướng bình yên dưới thủy cung chỉ là một giấc mơ đẹp. Sự trở về gặp chồng trong chốc lát cũng chỉ là giấc mơ. Thực tế chàng-nàng vẫn âm dương đôi ngả. Khói sương đàn tràng của Trương Sinh không xóa được nỗi oan khuất của vợ. Sự ân hận muộn màng cũng không cứu vãn được hạnh phúc. Hiện thực phũ phàng bi kịch vẫn là bi kịch. Sự trở về ấy càng làm tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm. Là lời cảnh tỉnh, sự trừng phạt đối với Trương Sinh và dư vị ngậm ngùi, bài học thấm thía cho bất cứ ai về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình (1,0đ).
+ Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau để hoàn thiện một quan điểm, cách nhìn, tạo nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm (1,0đ)...
Câu 2: (6,0 điểm)
I .Yêu cầu chung:
1. Về kỹ năng:
- Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.
2. Về kiến thức:
+ Học sinh hiểu đúng ý nghĩa của nhận định.
+ Chứng minh để làm nổi bật vấn đề
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có: 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm).
Nhận xét về cách kết thúc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: " Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời", song có ý kiến khác lại khẳng định: " Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay cái kết lung linh kì ảo".
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Câu 2: (6,0 điểm).
Trong bức thư được cộng đồng mạng cho là của một du học sinh Nhật bàn về “Văn hóa Việt” có đoạn:
“Thật đáng tự hào vì Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu bốn nghìn năm văn hiến ấy chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”.
Là một người Việt trẻ tuổi, bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 3 (10 điểm).
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
(Trích “Tiếng nói của văn nghệ” SGK Ngữ văn 9 tập 1– Nguyễn Đình Thi )
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để làm sáng rõ nhận định trên.
-------------------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9.
NĂM HỌC 2015 – 2016.
Môn: Ngữ văn.
Câu 1. (4,0đ).
- Yêu cầu về kĩ năng (1,0đ).
+ HS viết dưới hình thức bài văn ngắn, cách lập luận sáng tỏ, rõ ràng, chặt chẽ.
+ Chú ý cách dùng từ, viết câu và diễn đạt cần chuẩn xác, biểu cảm.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Giới thiệu khái quát truyện truyền kì của Nguyễn Dữ và kết thúc của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
+ Nhận xét trình bày về hai ý kiến (3,0đ).
* Ý kiến 1: Nhìn thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm. Giống như truyện cổ tích, người tốt dù phải trải qua bao khó khăn, gian khổ, bất hạnh nhưng cuối cùng sẽ được giải oan, được trả lại phẩm giá, được hạnh phúc. Qua đó đồng tình với quan điểm của Nguyễn Dữ: chi tiết kì ảo vừa là tạo ra một kết thúc li kì, hấp dẫn và có hậu, vừa thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể hiện nỗi khát khao công bằng, hạnh phúc cho người lương thiện, nhất là người phụ nữ bất hạnh như Vũ Nương (1,0đ).
* Ý kiến 2: Xuất phát từ giá trị hiện thực của tác phẩm. Sự trở về của Vũ Nương chỉ trong thoáng chốc, một ảo ảnh loang loáng, mờ nhạt giữa dòng sông cùng lời nói: " Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa" rồi biến mất là hiện thực bi kịch cuộc đời. Vũ Nương được sống sung sướng bình yên dưới thủy cung chỉ là một giấc mơ đẹp. Sự trở về gặp chồng trong chốc lát cũng chỉ là giấc mơ. Thực tế chàng-nàng vẫn âm dương đôi ngả. Khói sương đàn tràng của Trương Sinh không xóa được nỗi oan khuất của vợ. Sự ân hận muộn màng cũng không cứu vãn được hạnh phúc. Hiện thực phũ phàng bi kịch vẫn là bi kịch. Sự trở về ấy càng làm tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm. Là lời cảnh tỉnh, sự trừng phạt đối với Trương Sinh và dư vị ngậm ngùi, bài học thấm thía cho bất cứ ai về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình (1,0đ).
+ Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau để hoàn thiện một quan điểm, cách nhìn, tạo nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm (1,0đ)...
Câu 2: (6,0 điểm)
I .Yêu cầu chung:
1. Về kỹ năng:
- Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.
2. Về kiến thức:
+ Học sinh hiểu đúng ý nghĩa của nhận định.
+ Chứng minh để làm nổi bật vấn đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 73,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)