De-dap an van 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuyến | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: De-dap an van 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 135

kiểm tra văn (Phần thơ)

I. Mục đích đề kiểm tra:
-Kiến thức: Kiểm tra phần thơ đã học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài làm.
-Kĩ năng : trình bày bài kiểm tra theo hình thức tự luận .
-Giáo dục ý thức làm bài nghiêm túc, để đạt kết quả cao nhất.
II.Hình thức đề kiểm tra:
-Hình thức kiểm tra: tự luận.
-Cách thức thực hiện: Học sinh làm bài tại lớp - Thời gian: 45 phút.
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao


Viếng lăng Bác
Nêu được các hình ảnh ẩn dụ
- Giá trị hình ảnh ẩn dụ




-Số câu
-Số điểm
- Tỉ lệ
- 1
- 1
- 10%
1

10%


-2 câu
-2đ
-20%

Sang thu


Trình bày được ý nghĩa 2 câu thơ cuối



-Số câu
-Số điểm
-Tỉ lệ


1 câu
3 đ
30%

1 câu
3 đ
30%

Mùa xuân nho nhỏ



Viết một bản trình bày cảm nhận về đoạn thơ.


-Số câu
-Số điểm
-Tỉ lệ



- 1
- 5đ
- 50%
-1 câu
-5đ
-50%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1 câu

10%
 1

10%
1 câu
3 đ
30%
1 câu

50%
4 câu
10đ
100%



IV. Đề kiểm tra:

Câu 1(2 đ)
a. Chỉ ra hình trong hai câu thơ sau:
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
(Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
b. Trình bày ý nghĩa của ẩn dụ trong câu thơ đó.
Câu 2 ( 3 đ): Em hiểu như thế nào về 2 câu cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?
Câu 3 ( 5 đ): Cảm nhận của em về đoạn thơ đầu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.

V. Đáp án- Biểu điểm

Câu 1: ( 2 điểm)
a. Hình ảnh " mặt trời" trong câu thơ thứ hai là ẩn dụ. ( 1 đ)
b. ý nghĩa: Ca ngợi sự lớn lao vĩ đại của Bác.... (1 đ )
Câu 2: ( 3 điểm)
- Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ (1 đ)
- "Sấm" là biểu tượng cho những biến động ngoại cảnh bất thường của cuộc sống. " hàng cây đứng" tuổi là biểu tượng cho những con người đã từng trải. (1 đ)
- Những con người đã từng trải trong cuộc sống thì sẽ không còn bị bất ngờ trước những biến động của cuộc đời. (1 đ )
Câu 3: ( 5 điểm)
- Hình thức: Trình bày bằng một văn bản ngắn, diễn đạt rõ ràng. (1 đ )
- Nội dung: Cảm nhận được đoạn thơ khắc họa một bức tranh xuân đầy màu sắc âm thanh…( dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện….). (1,5 đ)
- Thể hiện cảm xúc say sưa ngay ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân (ẩn dụ: Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng...). (1,5đ)
- Qua đó thấy được tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên đất nước, yêu cuộc sống của nhà thơ.(1đ)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuyến
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)