ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 8 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 11/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 8 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS TÂN PHONG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - TIẾT 68, 69
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút.
Câu1(1,0 đ): Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nêu những nét chính về tác giả đó?
Câu 2(2,0 đ): Xác định và phân tích hiêụ nghệ thuật của biện pháp tu từ trong các câu sau đây?
a. Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu
(Ca dao)
b. Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười
(Ca dao)
c. Chị là người mẹ bốn con
Hơi ôi! Thân chị bụng còn mang thai
(Tố Hữu)
d. Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
(Tố Hữu)
Câu 3(7,0 đ): Thuyết minh về ngôi trường của em?
----------------Hết--------------
Giáo viên: Hà Thị Thuỷ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - TIẾT 68, 69
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu1(1,0 đ):
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ tác phẩm Tắt đèn (0,25)
- T ác giả Ngô Tất Tố (0,25)
- Những hiểu biết về tác giả đó: 0,5 đ
+ (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân là một nhà nho, gốc nông dân.
+ Là một nhà báo, nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước CM.
+ Sau cách mạng, ông tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp.
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết Tắt đèn, lều chõng. Các phóng sự Tập án cái đình, Việc làng…
Câu1(2,0 đ): Mỗi câu đúng 0,5đ
a. Biện pháp tu từ nói quá. NV trữ tình trong ca dao nhìn nhận sự việc khác hẳn mọi người . Thể hiện sự quá yêu thương vợ của mình thậm chí đến mức mù quáng.
b. Biện pháp tu từ nói quá.
- Tác dụng: Hẹn chín mà quên mười là hoàn toàn không có trong thực tế. Chính cách nói phóng đại quá sự thật này đã nhấn mạnh thái độ trách móc đối với sự quên của người bạn.
c. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
- Tác giả lấy tiếng khóc Hỡi ôi! để thay cho cái chết thương tâm của người mẹ. Cách nói này vừa tránh nói đến cái chết oan khuất của chị Diệu lại vừa thể hiện lòng tiếc thương vô hạn đối với người phụ nữ miền Nam bị giặc sát hại.
d. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
- Tác giả lấy tiếng khóc là Thôi rồi để diễn tả cái chết thương tâm của chú bé Lượm. Cách nói này vừa tránh nói đến cái chết thương tâm của Lượm, lại vừa thể hiện lòng tiếc thương vô hạn đối với chú bé Lượm. Sự ra đi của chú thanh thản, nhẹ nhàng và còn mãi với non sông đất nước.
Câu 3(7,0 đ):
* Yêu cầu về nội dung:
A. Mở bài
Giới thiệu được ngôi trường cụ thể: Tên trường? Vị trí?
B. Th ân b ài.
Nêu được những nét nổi bật về trừơng:
- Lịch sử và truyền thống ngôi trường.
- Hiện nay trường do ai hiệu trưởng? Đó là người như thế nào?
- Đội ngũ giáo viên nói chung, những giáo viên có tên tuổi.
- Lực lượng học sinh của trường, những lớp dẫn đầu, những cá nhân xuất sắc.
C. Kết bài.
Bày tỏ thái độ và cảm nhận chung về ngôi trường nơi em đang học tập.
* Yêu cầu về hình thức:
- Bố cục bài viết 3phần theo yêu cầu của bài văn thuyết minh.
- Chú ý lỗi sai chính tả, lỗi câu, diễn đạt, cách thức trình bày 1 bài văn thuyết minh.
* Biểu điểm.
- Điểm 6- 7: Đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức trên. Không mắc lỗi sai.
- Điểm 5: Đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức trên. Còn mắc một vài lỗi sai chính tả, dùng từ và diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Biết làm bài văn thuyết minh, nội dung bài còn sơ sài
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - TIẾT 68, 69
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút.
Câu1(1,0 đ): Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nêu những nét chính về tác giả đó?
Câu 2(2,0 đ): Xác định và phân tích hiêụ nghệ thuật của biện pháp tu từ trong các câu sau đây?
a. Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu
(Ca dao)
b. Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười
(Ca dao)
c. Chị là người mẹ bốn con
Hơi ôi! Thân chị bụng còn mang thai
(Tố Hữu)
d. Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
(Tố Hữu)
Câu 3(7,0 đ): Thuyết minh về ngôi trường của em?
----------------Hết--------------
Giáo viên: Hà Thị Thuỷ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - TIẾT 68, 69
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu1(1,0 đ):
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ tác phẩm Tắt đèn (0,25)
- T ác giả Ngô Tất Tố (0,25)
- Những hiểu biết về tác giả đó: 0,5 đ
+ (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân là một nhà nho, gốc nông dân.
+ Là một nhà báo, nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước CM.
+ Sau cách mạng, ông tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp.
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết Tắt đèn, lều chõng. Các phóng sự Tập án cái đình, Việc làng…
Câu1(2,0 đ): Mỗi câu đúng 0,5đ
a. Biện pháp tu từ nói quá. NV trữ tình trong ca dao nhìn nhận sự việc khác hẳn mọi người . Thể hiện sự quá yêu thương vợ của mình thậm chí đến mức mù quáng.
b. Biện pháp tu từ nói quá.
- Tác dụng: Hẹn chín mà quên mười là hoàn toàn không có trong thực tế. Chính cách nói phóng đại quá sự thật này đã nhấn mạnh thái độ trách móc đối với sự quên của người bạn.
c. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
- Tác giả lấy tiếng khóc Hỡi ôi! để thay cho cái chết thương tâm của người mẹ. Cách nói này vừa tránh nói đến cái chết oan khuất của chị Diệu lại vừa thể hiện lòng tiếc thương vô hạn đối với người phụ nữ miền Nam bị giặc sát hại.
d. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
- Tác giả lấy tiếng khóc là Thôi rồi để diễn tả cái chết thương tâm của chú bé Lượm. Cách nói này vừa tránh nói đến cái chết thương tâm của Lượm, lại vừa thể hiện lòng tiếc thương vô hạn đối với chú bé Lượm. Sự ra đi của chú thanh thản, nhẹ nhàng và còn mãi với non sông đất nước.
Câu 3(7,0 đ):
* Yêu cầu về nội dung:
A. Mở bài
Giới thiệu được ngôi trường cụ thể: Tên trường? Vị trí?
B. Th ân b ài.
Nêu được những nét nổi bật về trừơng:
- Lịch sử và truyền thống ngôi trường.
- Hiện nay trường do ai hiệu trưởng? Đó là người như thế nào?
- Đội ngũ giáo viên nói chung, những giáo viên có tên tuổi.
- Lực lượng học sinh của trường, những lớp dẫn đầu, những cá nhân xuất sắc.
C. Kết bài.
Bày tỏ thái độ và cảm nhận chung về ngôi trường nơi em đang học tập.
* Yêu cầu về hình thức:
- Bố cục bài viết 3phần theo yêu cầu của bài văn thuyết minh.
- Chú ý lỗi sai chính tả, lỗi câu, diễn đạt, cách thức trình bày 1 bài văn thuyết minh.
* Biểu điểm.
- Điểm 6- 7: Đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức trên. Không mắc lỗi sai.
- Điểm 5: Đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức trên. Còn mắc một vài lỗi sai chính tả, dùng từ và diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Biết làm bài văn thuyết minh, nội dung bài còn sơ sài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 40,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)