ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 8 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG)

Chia sẻ bởi Trần Minh Quân | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 8 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 8
THỜI GIAN 90 PHÚT
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2đ): Cho đoạn văn sau:
“ Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà Lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai sáng tác?
Tìm các từ tượng hình trong đoạn văn trên?
Câu 2 (2đ):
“ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngời biển Đông”
(Ca dao)
“ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
(Tố Hữu)
Xác định các biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của nó trong hai đoạn trích trên?
Khi sử dụng những biện pháp tu từ đó cần lưu ý điều gì?
Câu 3 (6đ):
Kể lại kỉ niệm sâu sắc của em về thầy (cô) giáo cũ.

























Giáo viên ra đề: Đỗ Thị Thúy- THCS NInh Hải
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2đ):
Đoạn văn trích trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao (1đ)
Các từ tượng hình trong đoạn văn là: xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc (1đ)
Câu 2 (2đ):
Biện pháp tu từ trong đoạn 1 là nói quá (0.25đ)
Tác dụng : Nhấn mạnh công ơn sinh thành, nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ đối với con cái (0.5đ)
Biện pháp tu từ trong đoạn 2 là nói giảm nói tránh (0.25đ)
Tác dụng : Giảm nhẹ, tránh nỗi đau thương mất mát trước sự ra đi vĩnh viễn của Bác Hồ kính yêu (0.5đ)
Khi sử dụng các biện pháp tu từ nói trên cần lưu ý : Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để diễn đạt hiệu quả giao tiếp, cần phân biệt nói quá với nói khoác, nói giảm nói tránh với nới không đúng sự thật (0.5đ)
Câu 3 (6đ) :
Yêu cầu về kĩ năng
Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách chân thực và sinh động.
Kể chuyện về thầy hoặc cô giáo cũ.
Trình bày đúng, bố cục của bài.
Xác định ngôi kể (ngôi yhuw nhất)
Hành văn mạch lác, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức :
Mở bài : Giáo thiệu về thầy(cô) giáo cũ, kỉ niệm với thầy(cô) (1đ)
Thân bài (4đ)
+ Kể lại những ấn tượng của em về thầy(cô) giáo cũ.
+ Kể về thầy(cô) giáo cũ : Dạy khi nào, môn gì, đặc điểm ngoại hình, tính cách... và tình cảm đặc biệt của em với thầy(cô) giáo cũ, tình cảm của thầy(cô) đối với em.
+ Kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với thầy(cô) giáo cũ.
Kết bài(1đ)
+ Tình cảm của em đối với thầy(cô) giáo cũ.
+ Ấn tượng khó quên về thây(cô).
Cách cho điểm :
Điểm 6 : Đáp ứng tốt những yêu cầu trên, kể sinh động, có ý nghĩa, không sai chính tả.
Điểm 4-5 : Đáp ứng được hầu hết những yêu cầu trên, diễn đạt tương đối lưu loát, mắc ít lỗi chính tả.
Điểm 2-3 : Đáp ứng một số yêu cầu trên, diễn đạt còn lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1 : Chỉ đáp ứng được mật phần nhỏ của yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 0 : Lạc đề, sai cả nội dung kiến thức lẫn kĩ năng.





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)