DE DAP AN TS LOP 10 LONG AN 13-14

Chia sẻ bởi Võ Thị Hồng | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: DE DAP AN TS LOP 10 LONG AN 13-14 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
LONG AN MÔN THI: NGỮ VĂN ( CÔNG LẬP)
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/6/2013
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
a) Cho biết hai câu thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Mỗi câu thơ nói về nhân vật nào trong tác phẩm?
b) Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong hai câu thơ trên có những điểm nào giống nhau?
Câu 2: ( 3 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có đoạn:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.

a) Hãy chỉ ra hàm ý của đoạn thơ?
b) Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 10 câu ) phân tích được biện pháp tu từ và nội dung chính của đoạn thơ, trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.
PHẦN II: Làm văn( 5 điểm)

Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

........HẾT.......


- Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..................................... Số báo danh:..................................
Chữ kí của giám thị 1 :.............................. Chữ kí của giám thị 2:...................








SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
LONG AN MÔN THI: NGỮ VĂN ( CÔNG LẬP)
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/6/2013
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
( Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)
Hướng dẫn chung
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn điểm số, điểm lẻ đến 0,25.
Đáp án và biểu điểm

Đáp án
Điểm

PHẦN I: (5,0 điểm)


Câu 1
(2,0 đ)
 Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
a) Cho biết hai câu thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Mỗi câu thơ nói về nhân vật nào trong tác phẩm?
b Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong hai câu thơ trên có những điểm nào giống nhau?



a) - Hai câu thơ thuộc tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Câu đầu nói về nhân vật Thúy Vân, câu sau nói về nhân vật Thúy Kiều.
0,50
0,50


b) Sự giống nhau trong cách miêu tả của tác giả về mỗi nhân vật:
- Đều dùng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.
- Tả ngoại hình nhưng đều hé mở, dự báo về số phận mỗi nhân vật.

0,75

0,25

Câu 2
(3,0 đ)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có đoạn:

“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
a) Hãy chỉ ra hàm ý của đoạn thơ?
b Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 10 câu ) phân tích được biện pháp tu từ và nội dung chính của đoạn thơ, trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.



a) Hàm ý trong đoạn thơ là: Tác giả muốn được sống có ích, dâng hiến cho đất nước, cho cuộc đời dù là những đóng góp cá nhân nhỏ bé, khiêm nhường.

1,00


 b) * Yêu cầu về kĩ năng: Trình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hồng
Dung lượng: 56,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)