ĐỀ+ĐÁP ÁN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ĐÁP ÁN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút

Câu 1 ( 2.0 điểm ):
Cho đoạn thơ:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

a. Những câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
b. Những hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” còn được trở lại trong bài thơ trên, hãy chép lại khổ thơ chứa những hình ảnh đó? Theo em, sự trở lại của những hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì?
Câu 2 ( 3.0 điểm)
Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt”, “ học tủ”. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận của em về chiều sâu cảm xúc trong đoạn thơ sau:

“...Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? ”
( Trích ‘‘Bếp lửa’’ - Bằng Việt , Ngữ văn 9 - Tập I )

ĐÁP ÁN CHẤM THI TUYỂN SINH VÀO THPT
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút

Câu 1: ( 2.0 điểm)
a. (0,75điểm)
– Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Duy: 0,25đ
- Bài thơ Ánh trăng( 0,25đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miêền Nam, viết tại thành phố Hồ Chí Minh (0,25đ).
b. (1,25đ)
- Chép đúng khổ thơ (0,5đ), sai mỗi lỗi – 0,25đ:
ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
- Nêu ý nghĩa: 0,75 đ:
Sự trở lại các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” gợi bao tình cảm, suy ngẫm, trải nghiệm trong tâm hồn người lính xưa. Nó gợi nhớ về một thời quá khứ gian lao mà tình nghĩa, từ thuở ấu thơ đến những năm tháng đánh giặc, gắn bó cùng đồng đội, nhân dân, cùng thiên nhiên, đất nước bình dị, lao đôịng và chiến đấu để dựng xây cuộc sống và bảo vệ Tổ quốc. đó cũng là những ân nghĩa con người đã nhận trong những năm tháng gian lao đã qua vẫn mãi sáng trong, đẹp đẽ, trường tồn.
Câu 2 ( 3.0 điểm)
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội, cụ thể là một hiện tượng đời sống.
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Luận điểm đúng đắn sáng tỏ
- Diễn đạt lưu loát.
2.Về nội dung:
Bài làm có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Giải thích thế nào là “ học vẹt:, “học tủ”
+ “ học vẹt”: học thuộc bài, đọc rất trôi chảy, nhưng không hiểu gì.
+ “ học tủ”: đoán được vấn đề sẽ hỏi đến khi kiểm tra, thi cử nên tập trung học vào đó để chuẩn bị.
+ Cả hai cách học này đều mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức.
- Tác hại của việc “học tủ”, “học vẹt”
+ Kiến thức không nhớ lâu bền, chóng quên.
+ Không hiểu kiến thức nên không thể vận dụng vào cuộc sống, vào học tập...
+ Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện.
+ Nếu “ lệch tủ” sẽ không đạt kết quả cao trong học tập kiểm tra, thi cử.
+ Phụ công các thầy cô giáo đã dạy dỗ cho ta kiến thức đầy đủ và toàn diện.
- Nguyên nhân:
+ Do nhiều bạn học sinh còn lười học, mải chơi bời, muốn đạt điểm cao.
+ Do chưa xác định được thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
- Đánh giá và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)