ĐỀ+ĐÁP ÁN THI TUYỂN SINH LỚP 10

Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ĐÁP ÁN THI TUYỂN SINH LỚP 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học: 2012 – 2013
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“…-Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão...”
a- Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b- Em cảm nhận như thế nào về tinh thần kháng chiến chống Pháp của người nông dân thuần hậu, chất phác trong đoạn văn trên.
Câu 2 (3,0 điểm)
Bài học làm người không chỉ là bài học đầu tiên mà còn là bài học suốt cả cuộc đời mỗi con người. Bài học đó được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ :
“ Tiên học lễ hậu học văn”
Suy nghĩ của em về ý nghĩa bài học trên.
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận của em về chiều sâu cảm xúc trong đoạn thơ sau:

“...Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? ”
( Trích ‘‘Bếp lửa’’ - Bằng Việt , Ngữ văn 9 - Tập I )

======== Hết =========

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2012– 2013
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. Yêu cầu chung:
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
II. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1(2,0 điểm)
a- Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Làng” của Kim Lân 0,5 đ
b- Cảm nhận của em về tinh thần kháng chiến chống Pháp của người nông dân thuần hậu, chất phác trong đoạn văn trên.
* Về hình thức:
Bảo đảm bố cục rõ ràng, cảm nhận được tâm trạng nhân vật trong một đoạn văn bản của thể loại tự sự., chủ động trong việc hành văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc
*Về nội dung, nêu được:
- Đoạn văn kể, tả tâm trạng của ông Hai khi hay tin nhà mình bị giặc đốt cháy, làng Chợ Dầu quê hương ông không theo giặc. Niềm vui, niềm tự hào của nhân vật biểu hiện tinh thần toàn dân kháng chiến, nhận thức danh dự của mỗi người dân gắn liền với danh dự của làng quê, đất nước. Tác giả đã cho thấy tấm lòng của những người nông dân như ông Hai quyết tâm kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ vừa thương cảm, vừa xúc động và đáng trân trọng. 1,0 đ
- Nhân vật có đặc điểm thuần hậu, chất phác được thể hiện qua ngôn ngữ ( trần thuật, đối thoại), cử chỉ, hành động (lật đật đi hết chỗ này đến chỗ khác, múa tay lên mà khoe…)

Câu 2 (3,0 điểm)
A.Yêu cầu:
+ Về hình thức:
- Vận dụng kỹ năng, kiến thức để viết đúng kiểu bài nghị luận một vấn đề tư tưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 42,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)