ĐỀ + ĐÁP ÁN THI TUYỂN SINH CHÍNH THỨC
Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ + ĐÁP ÁN THI TUYỂN SINH CHÍNH THỨC thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10- THPT
MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
Đề thi gồm : 01 trang
------------------------------------
Câu 1 ( 2 điểm ) :
Đọc đoạn văn sau :
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ : “ Bác cần nằm xuống phải không ạ ? „
a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ? Ai là tác giả ?
b. Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu ? Biểu hiện của phép liên kết đó trong đoạn văn ?
c.Xác định câu có sử dụng lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp ?
Câu 2 (3 điểm):
Với tiêu đề: “Cảm thông và chia sẻ”, hãy viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi bàn về vấn đề này.
Câu 3: (5 điểm)
Lời nhắc của người cha đối với người con trong bài thơ: " Nói với con" của Y Phương
( Ngữ văn 9 - tập 2)
…………………Hết………………….
Họ và tên thí sinh:……………………………................Số báo danh……………
Chữ ký của giám thị 1:………………….Chữ ký của giám thị 2:………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10- THPT
MÔN THI : NGỮ VĂN
------------------------------------
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2 điểm): Yêu cầu học sinh trình bày các ý sau:
a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “ Bến quê „
- Tác giả Nguyễn Minh Châu
b. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau nhờ :
- Phép lặp : lặp từ “ cô bé „ câu 1 và câu 2
- Phép thế : “ nó „ ở câu 3 thay thế cho “ cô bé „ ở câu 2
c. Câu có sử dụng lời dẫn trực tiếp :
- Nó lễ phép hỏi Nhĩ : “ Bác cần nằm xuống phải không ạ ? „
- Dấu hiệu : câu được đặt trong ngoặc kép và trước dấu hai chấm
Câu 2: (3 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh viết một văn bản nghị luận hoàn chỉnh
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung:
1.Giải thích được : Thế nào là cảm thông và chia sẻ?
- Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác
- Chia sẻ là san sẻ, gánh vácgiúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần
2. Tại sao cần cảm thông và chia sẻ ?
- Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, khuyết tật, của bệnh tật quái ác, của các cảnh ngộ éo le khác…Họ rất cần được sự cảm thông của người khác và của cộng đồng
- Sự cảm thông và chia sẻ sẽ giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống
- Làm cho mối quan hệ giữa con người và con người tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi gắn bó hơn, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy
3. Làm thế nào để thể hiện sự cảm thông và chia sẻ?
- Tham gia ủng hộ vào các Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ sách vở, quần áo cũ ...
- Sự cảm thông và chia sẻ không chỉ bằng cử chỉ và lời nói, mà còn bằng hành động thiết thực tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người.
- Cần phê phán những người có thái độ thờ ơ vô cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 45,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)