ĐỀ, ĐÁP ÁN THI THỬ VÀO 10 (VĂN 9.LẦN 1)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thuận |
Ngày 12/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ, ĐÁP ÁN THI THỬ VÀO 10 (VĂN 9.LẦN 1) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ KHẢO SÁT TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 1
HUYỆN TÂN YÊN
Năm học: 2011-2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: 1.5 điểm
Cho đoạn văn:
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? của ai?
Hình ảnh "Con đường" trong đoạn văn trên được dùng theo những nét nghĩa nào? nêu rõ những nét nghĩa ấy.
Câu 2: 1.5 điểm
Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:
... "Mai về Miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
(Viếng lăng Bác - Viễn phương)
Câu 3: 2 điểm
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa múa kỳ lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ cụ bà trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước đi không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Hãy chỉ rõ ý nghĩa của văn bản trên, từ đó trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
Câu 4: 5 điểm
Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn của anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 1.5 điểm
a. Trả lời đúng:
- Đoạn văn được trích từ truyện ngắn "Cố Hương` (0.25điểm)
- Tác giả: Lỗ Tấn (0.25điểm)
b. Hình ảnh con đường được dùng theo nghĩa thực, nghĩa biểu trưng (0.25 điểm)
- Ý nghĩa thực: Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có... (0.25điểm)
Ý nghĩa biểu trưng: Con đường đến với mỗi người là con đường số phận; con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Thông qua hình ảnh con đường nhà văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó, con người “hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tnh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo.”... (0.5điểm)
Câu 2:
Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động:
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời ước nguyện. Điệp ngữ "muốn làm” đặt liên tiếp ở đầu mỗi câu thơ khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy, đó là những nguyện ước dung dị, mộc mạc mà rất đỗi chân thành và tha thiết. Nguyện ước muốn biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ tấm lòng, tình cảm với Bác. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một bông hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trung hiếu. Hình ảnh nhân cách hóa thật độc đáo thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắc của tác
ĐỀ KHẢO SÁT TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 1
HUYỆN TÂN YÊN
Năm học: 2011-2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: 1.5 điểm
Cho đoạn văn:
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? của ai?
Hình ảnh "Con đường" trong đoạn văn trên được dùng theo những nét nghĩa nào? nêu rõ những nét nghĩa ấy.
Câu 2: 1.5 điểm
Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:
... "Mai về Miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
(Viếng lăng Bác - Viễn phương)
Câu 3: 2 điểm
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa múa kỳ lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ cụ bà trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước đi không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Hãy chỉ rõ ý nghĩa của văn bản trên, từ đó trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
Câu 4: 5 điểm
Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn của anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 1.5 điểm
a. Trả lời đúng:
- Đoạn văn được trích từ truyện ngắn "Cố Hương` (0.25điểm)
- Tác giả: Lỗ Tấn (0.25điểm)
b. Hình ảnh con đường được dùng theo nghĩa thực, nghĩa biểu trưng (0.25 điểm)
- Ý nghĩa thực: Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có... (0.25điểm)
Ý nghĩa biểu trưng: Con đường đến với mỗi người là con đường số phận; con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Thông qua hình ảnh con đường nhà văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó, con người “hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tnh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo.”... (0.5điểm)
Câu 2:
Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động:
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời ước nguyện. Điệp ngữ "muốn làm” đặt liên tiếp ở đầu mỗi câu thơ khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy, đó là những nguyện ước dung dị, mộc mạc mà rất đỗi chân thành và tha thiết. Nguyện ước muốn biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ tấm lòng, tình cảm với Bác. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một bông hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trung hiếu. Hình ảnh nhân cách hóa thật độc đáo thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắc của tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thuận
Dung lượng: 48,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)