Đề+Đáp án thi thử THPT
Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề+Đáp án thi thử THPT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
đề thi thử vào lớp 10 THPT
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (1 điểm)
Chỉ ra từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó?
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Bến quê - Nguyễn Minh Châu).
Câu 2: (3 điểm)
“Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời.”
Suy nghĩ của em về câu nói trên. (Bài viết khoảng một trang giấy thi)
Câu 3: (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
… “ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc…”
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Tại sao tác giả lại viết “Người đồng mình” mà không phải là “Người Tày mình”?
c. Nét đặc sắc của đoạn thơ trên?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1: 1 điểm
Thành phần biệt lập phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt.(0,5 đ)
Thành phần biệt lập tình thái: Hẳn có lẽ (0,5 đ)
Câu 2: 3 điểm
a. Yêu cầu kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Lí lẽ và lập luận phải đúng đắn, rõ ràng
- Văn viết có cảm xúc.
b.Yêu cầu kiến thức:
+ Giải thích câu nói:
- Mặt trời: mặt trăng là những vì tinh tú của đất trời ,có chức năng tỏa sáng.
- Mọc, lặn , tròn, khuyết là quy luật của tự nhiên. Câu nói trên đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản - sự tương phản giữa hai nguồn ánh sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng còn mãi để làm bật lên công ơn to lớn của thầy.
+ Bàn luận:
- Khẳng định đó là ý kiến đúng.
- Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của mỗi con người
- Hành trình cuộc đời của mỗi con người đều có những người thầy đi qua và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng; ánh sáng của tri thức văn hóa; ánh sáng của ước mơ, hoài bão lí tưởng; ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, nghị lực, của niềm tin…
- Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành không chỉ về nhận thức mà còn về tâm hồn, tình cảm, nhân cách…
-> Chính vì thế nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người
+ Mở rộng vấn đề:
- HS có thể nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN…
- Phê phán những hành động vô lễ, xúc phạm đối với thày cô.
+ Rút ra bài học cho bản thân
Câu 3: 6 điểm
a.0,5 điểm
Đoạn thơ trích trong tác phẩm: Nói với con của nhà thơ Y Phương
b.0,5 điểm
b.Tác giả viết “Người đồng mình” vì có nghĩa rộng, khái quát hơn “người Tày mình”.
Người đồng mình có thể hiểu là người vùng mình, người miền mình: những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
c. 5 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện đnăng lực phân tích sâu sắc, tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (1 điểm)
Chỉ ra từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó?
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Bến quê - Nguyễn Minh Châu).
Câu 2: (3 điểm)
“Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời.”
Suy nghĩ của em về câu nói trên. (Bài viết khoảng một trang giấy thi)
Câu 3: (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
… “ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc…”
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Tại sao tác giả lại viết “Người đồng mình” mà không phải là “Người Tày mình”?
c. Nét đặc sắc của đoạn thơ trên?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1: 1 điểm
Thành phần biệt lập phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt.(0,5 đ)
Thành phần biệt lập tình thái: Hẳn có lẽ (0,5 đ)
Câu 2: 3 điểm
a. Yêu cầu kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Lí lẽ và lập luận phải đúng đắn, rõ ràng
- Văn viết có cảm xúc.
b.Yêu cầu kiến thức:
+ Giải thích câu nói:
- Mặt trời: mặt trăng là những vì tinh tú của đất trời ,có chức năng tỏa sáng.
- Mọc, lặn , tròn, khuyết là quy luật của tự nhiên. Câu nói trên đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản - sự tương phản giữa hai nguồn ánh sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng còn mãi để làm bật lên công ơn to lớn của thầy.
+ Bàn luận:
- Khẳng định đó là ý kiến đúng.
- Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của mỗi con người
- Hành trình cuộc đời của mỗi con người đều có những người thầy đi qua và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng; ánh sáng của tri thức văn hóa; ánh sáng của ước mơ, hoài bão lí tưởng; ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, nghị lực, của niềm tin…
- Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành không chỉ về nhận thức mà còn về tâm hồn, tình cảm, nhân cách…
-> Chính vì thế nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người
+ Mở rộng vấn đề:
- HS có thể nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN…
- Phê phán những hành động vô lễ, xúc phạm đối với thày cô.
+ Rút ra bài học cho bản thân
Câu 3: 6 điểm
a.0,5 điểm
Đoạn thơ trích trong tác phẩm: Nói với con của nhà thơ Y Phương
b.0,5 điểm
b.Tác giả viết “Người đồng mình” vì có nghĩa rộng, khái quát hơn “người Tày mình”.
Người đồng mình có thể hiểu là người vùng mình, người miền mình: những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
c. 5 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện đnăng lực phân tích sâu sắc, tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
b. Yêu cầu về kiến thức:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 40,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)