Đề+Đáp án thi THPT
Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề+Đáp án thi THPT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2010- 2011
Đề thi môn : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
……………………………………
Câu 1(1,5 điểm):
a, Thế nào là khởi ngữ?
b, Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau và viết lại câu không có khởi ngữ:
Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
Câu 2 (2,5 điểm):
a, Chép lại chính xác bốn câu thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
b, Bài thơ được sáng tác năm nào, ở đâu?
c, Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
Câu 3 (6,0 điểm)
Em hãy phân tích vẻ đẹp của người hình tượng người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
……..Hết………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……………………….Số báo danh………………..
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2010- 2011
MÔN NGỮ VĂN 9
(Dành cho học sinh thi vào các trường THPT không chuyên)
Câu 1 (1, 5 điểm)
a, 0,5 điểm:
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
b, - Thành phần khởi ngữ trong câu là: Làm bài (0,5 điểm).
- Viết lại thành phần câu không có khởi ngữ: Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.(0,5 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm):
a, 1,0 điểm
Bốn dòng cuối của bài thơ Ánh trăng là:
“Trăng cứ tròn vàng vạnh
kể chi kẻ vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Theo: Ngữ văn 9, tập 1- NXBGD, trang 156)
Cách cho điểm: Chép đúng mỗi dòng thơ cho 0,25 điểm.
b, 0,5 điểm: Bài thơ được sáng tác vào năm 1978, ở thành phố Hồ Chí Minh
c, 1,0 điểm.
* Về nội dung ( 0,5 điểm)
- “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy là lời tâm sự chân thành, lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố người học thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
* Về nghệ thuật (0,5 điểm)
- “Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, tài hoa; ngôn ngữ thơ mộc mạc,giản dị; giọng điệu tâm tình tự nhiên; kết hợp khéo léo giữa yếu tố tự sự và trữ tình; đặc biệt sáng toaoj được hình ảnh thơ giàu chất biểu cảm (vầng trăng), đem lại ý nghĩa triết lí sâu sắc cho bài thơ.
Câu 3 (6,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận phân tích tác phẩm trữ tình; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm vững tác phẩm không suy diễn tùy tiện. Bài viết phải làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe.
0,5 điểm
- Vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe:
+ Tư thế ung dung, hiên ngang: phong thái đàng hoàng, không run sợ, không né tránh gian khổ, hi sinh (Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng).
1,0 điểm
+ Tinh thần dũng cảm, bất chấp gian khổ, hiểm nguy: Hoàn cảnh của người chiến sĩ trong chiếc xe không kính được miêu tả chân thực (gió vào xoa mắt đắng, bụi phun tóc trắng, mặt lấm, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời) nhưng người chiến sĩ chấp nhận thử thách như một tất yếu (ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo). Với tinh thần chấp nhận thử thách, họ hết sức bình thản, ngang tàng (chưa cần rửa,
Năm học: 2010- 2011
Đề thi môn : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
……………………………………
Câu 1(1,5 điểm):
a, Thế nào là khởi ngữ?
b, Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau và viết lại câu không có khởi ngữ:
Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
Câu 2 (2,5 điểm):
a, Chép lại chính xác bốn câu thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
b, Bài thơ được sáng tác năm nào, ở đâu?
c, Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
Câu 3 (6,0 điểm)
Em hãy phân tích vẻ đẹp của người hình tượng người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
……..Hết………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……………………….Số báo danh………………..
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2010- 2011
MÔN NGỮ VĂN 9
(Dành cho học sinh thi vào các trường THPT không chuyên)
Câu 1 (1, 5 điểm)
a, 0,5 điểm:
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
b, - Thành phần khởi ngữ trong câu là: Làm bài (0,5 điểm).
- Viết lại thành phần câu không có khởi ngữ: Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.(0,5 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm):
a, 1,0 điểm
Bốn dòng cuối của bài thơ Ánh trăng là:
“Trăng cứ tròn vàng vạnh
kể chi kẻ vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Theo: Ngữ văn 9, tập 1- NXBGD, trang 156)
Cách cho điểm: Chép đúng mỗi dòng thơ cho 0,25 điểm.
b, 0,5 điểm: Bài thơ được sáng tác vào năm 1978, ở thành phố Hồ Chí Minh
c, 1,0 điểm.
* Về nội dung ( 0,5 điểm)
- “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy là lời tâm sự chân thành, lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố người học thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
* Về nghệ thuật (0,5 điểm)
- “Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, tài hoa; ngôn ngữ thơ mộc mạc,giản dị; giọng điệu tâm tình tự nhiên; kết hợp khéo léo giữa yếu tố tự sự và trữ tình; đặc biệt sáng toaoj được hình ảnh thơ giàu chất biểu cảm (vầng trăng), đem lại ý nghĩa triết lí sâu sắc cho bài thơ.
Câu 3 (6,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận phân tích tác phẩm trữ tình; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm vững tác phẩm không suy diễn tùy tiện. Bài viết phải làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe.
0,5 điểm
- Vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe:
+ Tư thế ung dung, hiên ngang: phong thái đàng hoàng, không run sợ, không né tránh gian khổ, hi sinh (Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng).
1,0 điểm
+ Tinh thần dũng cảm, bất chấp gian khổ, hiểm nguy: Hoàn cảnh của người chiến sĩ trong chiếc xe không kính được miêu tả chân thực (gió vào xoa mắt đắng, bụi phun tóc trắng, mặt lấm, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời) nhưng người chiến sĩ chấp nhận thử thách như một tất yếu (ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo). Với tinh thần chấp nhận thử thách, họ hết sức bình thản, ngang tàng (chưa cần rửa,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 44,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)