ĐỀ+ĐÁP ÁN THI PTTH

Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh | Ngày 12/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ĐÁP ÁN THI PTTH thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

đề thi thử vào lớp 10 THPT
Môn: ngữ văn
Thời gian: 120 phút

Câu 1 (2 điểm):
“ Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ
a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ trong lời nhận xét trên, cho biết tên bài thơ, tên tác giả của những câu thơ vừa chép ?
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về câu thơ kết.


Câu 2 (3 điểm):
Suy nghĩ của em về lời nhắn nhủ được gửi gắm trong câu ca dao :
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu 3 (5 đ):
Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ( SGK Ngữ văn 9 -Tập 2, NXBGD ), nhân vật Phương Định là điển hình cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật này.

..........................................................
Biểu điểm đáp án đề thi thử vào lớp 10 THPT
Môn Ngữ văn

Câu 1 (2 đ)
a. - Chép lại chính xác ba câu thơ kết : (0,5 đ)
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chép sai mỗi lỗi trừ 0,1đ)
- Tác phẩm “Đồng chí” (0,25 đ), tác giả Chính Hữu (0,25đ)
b. Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo những nội dung sau :
- Câu thơ cuối “đầu súng trăng treo” chia làm hai vế làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, như nhịp lắc của một cái gì đó chông chênh, trong bát ngát…gây sự chú ý cho người đọc. Đó là một hình ảnh đẹp vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa biểu trưng. (0,25 đ)
Nghĩa tả thực: Súng và trăng là hai vật cách xa nhau trong không gian lại không có gì chung để liên tưởng. Hình ảnh này chỉ có thể là sự phát hiện của người lính. Trong đêm phục kích chờ giặc, súng lăm lăm trong tay và bất ngờ bắt gặp vầng trăng như treo trên đầu mũi súng. ( 0,25 đ)
Nghĩa tượng trưng: “súng” là biểu tượng của chiến tranh và những gian khổ của cuộc chiến đấu, “trăng” là biểu tượng cho cái đẹp, cho cuộc sống cuộc sống hòa bình. Súng và trăng còn gợi những liên tưởng phong phú : là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ,…Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. (0,25 đ)
=> Hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa đẹp vừa mang đầy ý nghĩa như “đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. Nó đủ hàm súc để làm tựa đề cho cả tập thơ và là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến một thời – nền thơ kết hợp chất hiện thực và lãng mạn là thế. (0,25 đ)
Câu 2 (3 đ):
A. Yêu cầu
1. Về kĩ năng:
- Học sinh biết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 60,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)