Đề, đáp án thi HSG môn Văn 9 ( THCS Thanh Cao)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án thi HSG môn Văn 9 ( THCS Thanh Cao) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 9 ( Thời gian 150 phút)
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Câu 1 (2 điểm):
Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
a. Ông nói gà, bà nói vịt
b. Nói như đấm vào tai
Câu2: (6 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “nơi dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản sau:
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của dôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nôi cực nhọc gẳng gỏi một đoèi.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 3: (12 điểm)
Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
………………………..HẾT………………………
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM HSG MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1 ( 2 điểm)
Giải thích được ý nghĩa của thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ đó. Cụ thể là:
a. Ông nói gà, bà nói vịt: ( 1 điểm)
- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp với nhau, không hiểu nhau.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ.
b. Nói như đấm vào tai: (1 điểm)
- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2: ( 6 điểm )
* Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý rõ ràng.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bình luận…)
- Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày rõ ràng.
* Yêu cầu về kiến thức.
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của văn bản: Ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé, người chiến sĩ là nơi dự cho bà cụ. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.
- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên.
Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu; những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ thể, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân….
- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn lên…
Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác.
- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những người chọn những nơi dựa không tốt.
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác.
* Lưu ý
MÔN NGỮ VĂN 9 ( Thời gian 150 phút)
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Câu 1 (2 điểm):
Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
a. Ông nói gà, bà nói vịt
b. Nói như đấm vào tai
Câu2: (6 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “nơi dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản sau:
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của dôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nôi cực nhọc gẳng gỏi một đoèi.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 3: (12 điểm)
Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
………………………..HẾT………………………
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM HSG MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1 ( 2 điểm)
Giải thích được ý nghĩa của thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ đó. Cụ thể là:
a. Ông nói gà, bà nói vịt: ( 1 điểm)
- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp với nhau, không hiểu nhau.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ.
b. Nói như đấm vào tai: (1 điểm)
- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2: ( 6 điểm )
* Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý rõ ràng.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bình luận…)
- Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày rõ ràng.
* Yêu cầu về kiến thức.
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của văn bản: Ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé, người chiến sĩ là nơi dự cho bà cụ. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.
- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên.
Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu; những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ thể, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân….
- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn lên…
Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác.
- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những người chọn những nơi dựa không tốt.
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác.
* Lưu ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 56,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)