Đề, đáp án thi HSG môn Văn 9 ( THCS Tam Hưng)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án thi HSG môn Văn 9 ( THCS Tam Hưng) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (4 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
- Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Ngữ văn 9 – tập một)
Câu 2: (4 điểm)
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
(SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.40)
Suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 3: (12 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 NĂM HỌC 2013 – 2014

Câu 1: (4 điểm)
A. Yêu cầu:
1. Về kiến thức:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng phải cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt của hai câu thơ. Về cơ bản, bài viết phải:
* Giới thiệu vị trí hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
* Chỉ ra nét tương đồng: Hai câu thơ đều mở ra bức tranh phong cảnh với một không gian mênh mông từ mặt đất đến chân mây, ngập tràn sắc cỏ.
* Chỉ ra nét riêng biệt:
+ Câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Là bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, hài hòa, tràn đầy sức sống (màu xanh của cỏ gợi sức sống, màu trắng của hoa gợi sự trong sáng, tinh khôi). Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng vui tươi của Thúy Kiều.
- Nghệ thuật thể hiện: Bút pháp chấm phá, kế thừa tinh hoa của văn học cổ, từ ngữ giàu chất tạo hình.
+ Câu thơ:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
- Là bức tranh thiên nhiên mênh mang, héo úa, đơn điệu (“Rầu rầu” thể hiện sự héo úa của cảnh, “xanh xanh” gợi sự mênh mang, mờ mịt). Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng cô đơn, hoảng loạn của Thúy Kiều.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ ngữ giàu sức gợi.
* Giải thích lí do tạo nên sự khác biệt ấy:
+ Ở câu đầu:
- Thiên nhiên là đối tượng miêu tả.
- Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của người con gái tài sắc, đang sống trong những tháng ngày tươi đẹp.
+ Ở câu sau:
- Thiên nhiên là phương tiện, là cách thức để thể hiện tâm trạng nhân vật.
- Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của một người trong tâm trạng của kẻ tha hương, biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh.
2. Về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về thơ. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được chất văn chương. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả…
B. Cách cho điểm:
- Điểm 4: Đạt được hầu hết những yêu cầu trên, không mắc lỗi.
- Điểm 3: Đạt được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 2: Đạt được 1/2 yêu cầu, còn một số lỗi.
- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi
- Điểm 0: Không nhận thức được đề hoặc không viết gì.
Câu 2:
A. Yêu cầu:
1. Về kỹ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận.
- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, hành văn có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt chính tả.
- Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
2. Về kiến thức
- Bài viết cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
* Xác định được ý nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 80,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)