Đề, đáp án thi HSG môn Văn 9 ( THCS Phương Trung)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án thi HSG môn Văn 9 ( THCS Phương Trung) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD &ĐT Thanh Oai
Trường THCS Phương Trung
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2013-2014



Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4.0 điểm)
Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”
(Bếp lửa- Bằng Việt)

Câu 2 : (4.0 điểm)
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân, đầu...rồi nói:
Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
( Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2, trang 104 – NXB Công an Nhân Dân)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên

Câu 3: (12 điểm)
Nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, người ta hay nhắc đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Có mối liên tưởng nào giữa bài thơ “Bánh trôi nước” với hai tác phẩm
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” (qua các đoạn trích đã học) của Nguyễn Du? Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em.
_____________________________________________



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9

Câu 1 ( 4 điểm )
1. Yêu cầu về hình thức :( 1 điểm )
Bài viết có bố cục đầy đủ MB - TB - KB .Đây là một bài viết ngắn mang tính cảm thụ văn học thông qua phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ .
Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ giữa các phần trong bài viết .
2. Yêu cầu về nội dung :( 3 điểm)
HS phải nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫm của nhà thơ về công việc nhóm bếp lửa của người bà .
Các biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ :
+ Điệp từ nhóm được nhắc lại 4 lần và đứng đầu các dòng thơ có tác dụng
khơi nguồn cho dòng cảm xúc , sự hồi tưởng của nhà thơ và suy ngẫm về công việc nhóm bếp lửa của bà .(0,5 điểm )
+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng nghĩa vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ . Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong công việc nhóm bếp lửa của bà. Đồng thời thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương mà bà dành cho cháu; bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương, gắn bó với làng xóm , quê hương và thắp lên trong tâm hồn cháu những ước mơ khát vọng, niềm vui của tuổi thơ .(1,5 điểm )
+ Câu cảm thán “ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”thể hiện sự dồn nén
cảm xúc và bày tỏ niềm yêu mến tự hào của nhà thơ về bếp lửa : hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu dấu , là ngọn lửa của tình yêu thương của bà . Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà thơ trong những ngày xa quê hương , học tập ở nước ngoài.(1 điểm)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)