Đề, đáp án thi HSG môn Văn 9 ( THCS Bình Minh)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án thi HSG môn Văn 9 ( THCS Bình Minh) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
ĐỀ THI HOC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút
Năm học: 2013 - 2014
Câu 1(4 điểm)
Đọc kĩ những câu thơ miêu tả cỏ mùa xuân dưới đây:
- Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
( Bến đò xuân đầu trại- Nguyễn Trãi)
- Cỏ non xanh tận chân trời.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mỗi câu thơ, cùng là cỏ mùa xuân mà mỗi nhà thơ lại có một cách cảm nhận riêng, điều đó cho ta thấy đặc điểm gì của thơ ca, nếu thiếu nó nghệ thuật sẽ thế nào?
Câu 2(6 điểm)
Người vô danh
Một chiều hè nóng bức, ở xã X, bên hồ lò gạch mặt nước trong xanh phẳng lặng, mát rượi mọi khi, hôm nay bỗng ồn ào nhốn nháo, vang lên tiếng khóc lóc thảm thiết của người thân hai em học sinh THCS bị đuối nước rất thương tâm, một em đã được vớt lên, còn một em vẫn nằm ở dưới đáy hồ. Các lực lượng chức năng của hai xã và rất nhiều người đang tìm mọi phương án để vớt em còn lại, đã có một số thanh niên là người nhà của các em biết bơi, lặn, xuống thử sức nhưng không được vì lòng hồ rất sâu, có những hố đấu sâu đến 5m. Tiếng kêu khóc ngày càng nối dài, càng xót xa hơn. Trên bờ hồ đông nghẹt người, mọi người hối hả tìm mọi cách có hiệu quả nhất. Ba tiếng đồng hồ đã trôi qua người ta mua cả những tấm lưới rất to để tìm cách vớt nạn nhân. Có người nói hay thuê thợ lặn, biết họ ở đâu để liên hệ, có lẽ mai, kia mới vớt được em. Mẹ em ngất, mọi người xúm vào bấm huyệt để cô tỉnh lại…. Bỗng một bóng áo trắng đồng phục cấp THPT lao vút xuống, mất hút dưới mặt nước đục ngầu, một phút… hai phút… ba phút…, cậu học sinh ấy nổi lên, bơi vào bờ trên tay là thi thể em. Người mẹ lao ra ôm chầm lấy con, nước mắt chan chứa cả lòng hồ. Có người nói với cậu học sinh cháu ở lại để gia đình hậu tạ, cậu ấy chỉ cười, một nụ cười sáng bừng cả chiều quê, bóng cậu khuất dần sau lũy tre làng.
( Phỏng theo một sự việc có thật ở địa phương Thanh Oai- Hà Nội)
Viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi trình bày cảm nhận của em về câu chuyện trên
Câu 3(10 điểm)
Chất trữ tình trong tác phẩm “ Lăng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Người soạn đề
Người duyệt đề
Nguyễn Thị Nghiêm Nguyễn Thị Hương Giang
Phòng GD&ĐT Thanh Oai
Trường THCS Bình Minh
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút
Năm học: 2013 - 2014
Câu 1(4 điểm)
Học sinh cần cảm thụ được vẻ đẹp riêng của mỗi câu thơ.
- “ Cỏ xanh như khói” là cảm nhận rất độc đáo của Nguyễn Trãi về cỏ mùa xuân, “như khói” là cảm giác của người nghệ sĩ, miêu tả một màu xanh hư ảo, lay động và lan tỏa…vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa (ở bến đò) lại qua màn mưa xuân giăng mắc…một vẻ đẹp bình dị mà vô cùng tinh tế. (1đ)
- Câu thơ tả cỏ của Nguyễn Du trải ra trên một không gian rộng: “xanh tận chân trời”, màu xanh mênh mang, mơn mởn của cỏ non làm nền cho hình ảnh ở câu thơ tiếp theo “ cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, tạo sự hài hòa về hình ảnh, màu sắc, đường nét,…Câu thơ rất giàu chất hội họa. (1đ)
- Câu thơ của Hàn Mạc Tử có thể là một sự kế thừa của hai bậc tiền nhân: ở thi liệu ( mùa xuân hiện lên qua thảm cỏ): ở tính chất động “ sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”; ở chiều rộng của không gian “ tới trời”. Nhưng sáng tạo là hình ảnh “ sóng cỏ…gợn…” tả cỏ mà gợn cả ngọn gió nhẹ của mùa xuân. (1đ)
Trên cơ sở đó cần chỉ ra:
- Mỗi thi nhân cảm nhận một vẻ đẹp riêng của cỏ ở góc nhìn khác nhau đó là đặc điểm sáng tạo trong thơ ca của người nghệ sĩ.
- Thiếu nó, nghệ thuật sẽ chỉ là sự lặp lại, sao chép… thiếu nó, ngọn cỏ mùa xuân và những sự vật được miêu tả không thể biến hóa khôn lường
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
ĐỀ THI HOC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút
Năm học: 2013 - 2014
Câu 1(4 điểm)
Đọc kĩ những câu thơ miêu tả cỏ mùa xuân dưới đây:
- Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
( Bến đò xuân đầu trại- Nguyễn Trãi)
- Cỏ non xanh tận chân trời.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mỗi câu thơ, cùng là cỏ mùa xuân mà mỗi nhà thơ lại có một cách cảm nhận riêng, điều đó cho ta thấy đặc điểm gì của thơ ca, nếu thiếu nó nghệ thuật sẽ thế nào?
Câu 2(6 điểm)
Người vô danh
Một chiều hè nóng bức, ở xã X, bên hồ lò gạch mặt nước trong xanh phẳng lặng, mát rượi mọi khi, hôm nay bỗng ồn ào nhốn nháo, vang lên tiếng khóc lóc thảm thiết của người thân hai em học sinh THCS bị đuối nước rất thương tâm, một em đã được vớt lên, còn một em vẫn nằm ở dưới đáy hồ. Các lực lượng chức năng của hai xã và rất nhiều người đang tìm mọi phương án để vớt em còn lại, đã có một số thanh niên là người nhà của các em biết bơi, lặn, xuống thử sức nhưng không được vì lòng hồ rất sâu, có những hố đấu sâu đến 5m. Tiếng kêu khóc ngày càng nối dài, càng xót xa hơn. Trên bờ hồ đông nghẹt người, mọi người hối hả tìm mọi cách có hiệu quả nhất. Ba tiếng đồng hồ đã trôi qua người ta mua cả những tấm lưới rất to để tìm cách vớt nạn nhân. Có người nói hay thuê thợ lặn, biết họ ở đâu để liên hệ, có lẽ mai, kia mới vớt được em. Mẹ em ngất, mọi người xúm vào bấm huyệt để cô tỉnh lại…. Bỗng một bóng áo trắng đồng phục cấp THPT lao vút xuống, mất hút dưới mặt nước đục ngầu, một phút… hai phút… ba phút…, cậu học sinh ấy nổi lên, bơi vào bờ trên tay là thi thể em. Người mẹ lao ra ôm chầm lấy con, nước mắt chan chứa cả lòng hồ. Có người nói với cậu học sinh cháu ở lại để gia đình hậu tạ, cậu ấy chỉ cười, một nụ cười sáng bừng cả chiều quê, bóng cậu khuất dần sau lũy tre làng.
( Phỏng theo một sự việc có thật ở địa phương Thanh Oai- Hà Nội)
Viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi trình bày cảm nhận của em về câu chuyện trên
Câu 3(10 điểm)
Chất trữ tình trong tác phẩm “ Lăng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Người soạn đề
Người duyệt đề
Nguyễn Thị Nghiêm Nguyễn Thị Hương Giang
Phòng GD&ĐT Thanh Oai
Trường THCS Bình Minh
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút
Năm học: 2013 - 2014
Câu 1(4 điểm)
Học sinh cần cảm thụ được vẻ đẹp riêng của mỗi câu thơ.
- “ Cỏ xanh như khói” là cảm nhận rất độc đáo của Nguyễn Trãi về cỏ mùa xuân, “như khói” là cảm giác của người nghệ sĩ, miêu tả một màu xanh hư ảo, lay động và lan tỏa…vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa (ở bến đò) lại qua màn mưa xuân giăng mắc…một vẻ đẹp bình dị mà vô cùng tinh tế. (1đ)
- Câu thơ tả cỏ của Nguyễn Du trải ra trên một không gian rộng: “xanh tận chân trời”, màu xanh mênh mang, mơn mởn của cỏ non làm nền cho hình ảnh ở câu thơ tiếp theo “ cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, tạo sự hài hòa về hình ảnh, màu sắc, đường nét,…Câu thơ rất giàu chất hội họa. (1đ)
- Câu thơ của Hàn Mạc Tử có thể là một sự kế thừa của hai bậc tiền nhân: ở thi liệu ( mùa xuân hiện lên qua thảm cỏ): ở tính chất động “ sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”; ở chiều rộng của không gian “ tới trời”. Nhưng sáng tạo là hình ảnh “ sóng cỏ…gợn…” tả cỏ mà gợn cả ngọn gió nhẹ của mùa xuân. (1đ)
Trên cơ sở đó cần chỉ ra:
- Mỗi thi nhân cảm nhận một vẻ đẹp riêng của cỏ ở góc nhìn khác nhau đó là đặc điểm sáng tạo trong thơ ca của người nghệ sĩ.
- Thiếu nó, nghệ thuật sẽ chỉ là sự lặp lại, sao chép… thiếu nó, ngọn cỏ mùa xuân và những sự vật được miêu tả không thể biến hóa khôn lường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 46,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)