Đề, đáp án thi HSG môn Sử 9 ( THCS THanh Cao).
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 16/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án thi HSG môn Sử 9 ( THCS THanh Cao). thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN LỊCH SỬ 9
THỜI GIAN 150 PHÚT
Câu 1(5điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN ?
Câu 2(5 điểm): Tại sao nói “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?
Câu 3(6điểm): Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị, văn hóa - giáo dục ở nước ta như thế nào ?
Câu 4(4điểm): Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 ?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1(5điểm):
Hoàn cảnh:
Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á còn gặp nhiều khó khăn nên có nhu cầu hợp tác với nhau cùng phát triển. Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài đối với khu vực. (0,5đ)
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN ) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. (0,5đ)
Mục tiêu:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (1đ)
Quá trình phát triển:
Trong giai đoạn (1967 - 1975): ASEAN là tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. (0,5đ)
Từ năm 1976 đến năm 1999,ASEAN có những bước tiến mới:
+ Vào thời điểm này quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Năm 1984, sau khi giành độc lập, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. (0,5đ)
+ Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt và “vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới. (0,5đ)
+ Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN, và tháng 4/1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. (0,5đ)
Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. (1đ)
Câu 2(5 điểm):
Về thời cơ:
Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước. (0,5đ)
Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. (0,5đ)
Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. (0,5đ)
Về thách thức :
Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình. (0,5đ)
Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế… (0,5đ)
Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới… (0,5đ)
Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài… (0,5đ)
Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý… (0,5đ)
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. (1đ)
Câu 3(6điểm):
Về chính trị:
Mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn tay sai. Nhân dân ta không được hưởng một chút quyền tự do cho dân chủ nào, mọi hành động yêu nước đều bị
MÔN LỊCH SỬ 9
THỜI GIAN 150 PHÚT
Câu 1(5điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN ?
Câu 2(5 điểm): Tại sao nói “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?
Câu 3(6điểm): Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị, văn hóa - giáo dục ở nước ta như thế nào ?
Câu 4(4điểm): Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 ?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1(5điểm):
Hoàn cảnh:
Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á còn gặp nhiều khó khăn nên có nhu cầu hợp tác với nhau cùng phát triển. Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài đối với khu vực. (0,5đ)
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN ) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. (0,5đ)
Mục tiêu:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (1đ)
Quá trình phát triển:
Trong giai đoạn (1967 - 1975): ASEAN là tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. (0,5đ)
Từ năm 1976 đến năm 1999,ASEAN có những bước tiến mới:
+ Vào thời điểm này quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Năm 1984, sau khi giành độc lập, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. (0,5đ)
+ Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt và “vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới. (0,5đ)
+ Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN, và tháng 4/1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. (0,5đ)
Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. (1đ)
Câu 2(5 điểm):
Về thời cơ:
Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước. (0,5đ)
Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. (0,5đ)
Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. (0,5đ)
Về thách thức :
Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình. (0,5đ)
Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế… (0,5đ)
Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới… (0,5đ)
Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài… (0,5đ)
Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý… (0,5đ)
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. (1đ)
Câu 3(6điểm):
Về chính trị:
Mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn tay sai. Nhân dân ta không được hưởng một chút quyền tự do cho dân chủ nào, mọi hành động yêu nước đều bị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)