ĐỀ & ĐÁP ÁN THI HS GIỎI TỈNH VĂN 9 (Vòng I) - VL
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Yên |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ & ĐÁP ÁN THI HS GIỎI TỈNH VĂN 9 (Vòng I) - VL thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Phòng GD&ĐT
Văn Lâm
(CLC Dương Phúc Tư)
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
VÒNG I - Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ Văn – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2,5 điểm)
Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau đây:
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
- Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la
- Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la
- Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu
- Trông em giúp mẹ: 25 xu
- Đổ rác: 1 đô la
- Kết quả học tập tốt: 5 đô la
- Quét dọn sân: 2 đô la
- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.
Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”
(Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Câu 2: (6,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên.
……….HẾT………..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh...................................................................SBD:...................Phòng GD&ĐT
Văn Lâm
(CLC Dương Phúc Tư)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
KÌ THI KHẢO SÁT CHỌN HS GIỎI
VÒNG I - Năm học 2013-2014
Câu 1: (4,0 điểm)
Yêu cầu kĩ năng
- Trình bày suy nghĩ thành một bài văn nghị luận xã hội ngắn.
Đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩa câu chuyện trên.
Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý chính sau đây:
Ý nghĩa câu chuyện
Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.
Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra
Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án:
+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên.
+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ.
Xác định thái độ sống của bản thân
Biểu điểm
Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, ý tưởng mới mẻ, sáng tạo.
Điểm 3: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục rõ, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được suy nghĩ riêng.
Điểm 2: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên, viết còn sơ lược. Văn chưa lưu loát nhưng diễn đạt được ý.
Điểm 1: Nội dung sơ sài, còn lúng túng về phương pháp. Bố cục lộn xộn. Sai nhiều lỗi
Văn Lâm
(CLC Dương Phúc Tư)
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
VÒNG I - Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ Văn – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2,5 điểm)
Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau đây:
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
- Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la
- Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la
- Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu
- Trông em giúp mẹ: 25 xu
- Đổ rác: 1 đô la
- Kết quả học tập tốt: 5 đô la
- Quét dọn sân: 2 đô la
- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.
Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”
(Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Câu 2: (6,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên.
……….HẾT………..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh...................................................................SBD:...................Phòng GD&ĐT
Văn Lâm
(CLC Dương Phúc Tư)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
KÌ THI KHẢO SÁT CHỌN HS GIỎI
VÒNG I - Năm học 2013-2014
Câu 1: (4,0 điểm)
Yêu cầu kĩ năng
- Trình bày suy nghĩ thành một bài văn nghị luận xã hội ngắn.
Đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩa câu chuyện trên.
Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý chính sau đây:
Ý nghĩa câu chuyện
Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.
Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra
Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án:
+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên.
+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ.
Xác định thái độ sống của bản thân
Biểu điểm
Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, ý tưởng mới mẻ, sáng tạo.
Điểm 3: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục rõ, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được suy nghĩ riêng.
Điểm 2: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên, viết còn sơ lược. Văn chưa lưu loát nhưng diễn đạt được ý.
Điểm 1: Nội dung sơ sài, còn lúng túng về phương pháp. Bố cục lộn xộn. Sai nhiều lỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Yên
Dung lượng: 68,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)