Đề + đáp án thi Học sinh giỏi tỉnh Ninh Binh 2012-1013
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Nga |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đề + đáp án thi Học sinh giỏi tỉnh Ninh Binh 2012-1013 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Năm học 2012 – 2013
MÔN: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 3 câu, trong 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao trên? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 2 (6,0 điểm):
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết không quá 02 trang giấy thi).
Câu 3 (12,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải.
Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Tháng 11 – 1980
(SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội 2012, tr 55 - 56)
-----HẾT-----
Họ và tên thí sinh: ............................................... Số báo danh: .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: ...................................................
Giám thị 2: ...................................................
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
Năm học 2012 – 2013
MÔN: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Thí sinh chỉ ra đúng các biện pháp tu từ được dùng trong câu ca dao:
+ Phép so sánh: mồ hôi của người cày đồng với mưa. (0,5 điểm)
+ Nói quá: mồ hôi rơi xuống thánh thót nhiều như mưa. (0,5 điểm)
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Nhấn mạnh nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân trong lao động. (0,5 điểm)
+ Hàm ý nhắc nhở con người biết cảm thông, trân trọng công sức lao động. (0,5 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Giải thích
- vùng sỏi đá khô cằn: nơi khó có sự sống của cây cối, chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống.
- có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp.
=> Là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên có ý nghĩa chỉ sức chịu đựng, sức sống kỳ diệu, ý chí nghị lực, bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống của con người.
* Bàn luận
- Thực tế cuộc sống vùng đất khô cằn có thể là hoàn cảnh khó khăn, những gian nan vất vả, khắc nghiệt của cuộc sống…
=> + Hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sống, phát triển nhân cách, tài năng.
+ Môi trường để tôi luyện, giúp con người vững vàng trong cuộc sống.
- Trước hoàn cảnh ấy, có những con người:
+ Với những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi đã tạo được thành công; dâng hiến cho đời những gì cao đẹp, ý nghĩa.
+ Chán nản, bi quan, buông xuôi bất lực dẫn đến thất bại
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Năm học 2012 – 2013
MÔN: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 3 câu, trong 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao trên? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 2 (6,0 điểm):
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết không quá 02 trang giấy thi).
Câu 3 (12,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải.
Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Tháng 11 – 1980
(SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội 2012, tr 55 - 56)
-----HẾT-----
Họ và tên thí sinh: ............................................... Số báo danh: .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: ...................................................
Giám thị 2: ...................................................
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
Năm học 2012 – 2013
MÔN: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Thí sinh chỉ ra đúng các biện pháp tu từ được dùng trong câu ca dao:
+ Phép so sánh: mồ hôi của người cày đồng với mưa. (0,5 điểm)
+ Nói quá: mồ hôi rơi xuống thánh thót nhiều như mưa. (0,5 điểm)
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Nhấn mạnh nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân trong lao động. (0,5 điểm)
+ Hàm ý nhắc nhở con người biết cảm thông, trân trọng công sức lao động. (0,5 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Giải thích
- vùng sỏi đá khô cằn: nơi khó có sự sống của cây cối, chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống.
- có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp.
=> Là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên có ý nghĩa chỉ sức chịu đựng, sức sống kỳ diệu, ý chí nghị lực, bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống của con người.
* Bàn luận
- Thực tế cuộc sống vùng đất khô cằn có thể là hoàn cảnh khó khăn, những gian nan vất vả, khắc nghiệt của cuộc sống…
=> + Hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sống, phát triển nhân cách, tài năng.
+ Môi trường để tôi luyện, giúp con người vững vàng trong cuộc sống.
- Trước hoàn cảnh ấy, có những con người:
+ Với những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi đã tạo được thành công; dâng hiến cho đời những gì cao đẹp, ý nghĩa.
+ Chán nản, bi quan, buông xuôi bất lực dẫn đến thất bại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Nga
Dung lượng: 50,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)