ĐỀ + ĐÁP ÁN THI HKII VĂN 8
Chia sẻ bởi Đoàn Kim Long |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ + ĐÁP ÁN THI HKII VĂN 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Đề thi học kì2 -Môn Ngữ Văn lớp 8
Năm học 2009-2010 -Thời gian 90 phút
ĐềI :
Phần 1. Văn bản (2 điểm)
a-Chép thuộc lòng văn bản Đi đường của tác giả Hồ chí Minh. (Phần phiên âm và dịch thơ) (1 điểm)
b- Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật bài : “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi.
( 1điểm)
Phần 2: Tiếng Việt (1 điểm)
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. Cho ví dụ minh hoạ.
Phần 3. Tập làm văn (7 điểm)
Đềbài: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “ hành”.
----Hết-----
Đề thi học kì2 -Môn Ngữ Văn lớp 8
Năm học 2009-2010 -Thời gian 90 phút
ĐềII :
Phần 1. Văn bản (2 điểm)
Chép thuộc lòng văn bản Ngắm trăng của tác giả Hồ chí Minh. (Phần phiên âm và dịch thơ)
Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật bài : “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn(1điểm)
Phần 2: Tiếng Việt (1 điểm)
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Cho ví dụ minh hoạ.
Phần 3. Tập làm văn (7 điểm)
Đề bài: Hãy nói “ không”với các tệ nạn . ( Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma túy…)
----Hết-----
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM Môn Ngữ văn 8- kì 2
ĐềI :
Phần 1. Văn bản (2 điểm)
Chép thuộc lòng văn bản Đi đường của tác giả Hồ chí Minh. (Phần phiên âm và dịch thơ)
Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài: “ Nước Đại Việt ta”.
-Học sinh chép thuộc lòng phiên âm và dịch thơ của bài trọn vẹn 1 điểm nếu sai một từ hoặc sai hai dấu trừ 0,25 điểm
- Viết đúng nội dung và nghệ thuật 1 điểm nếu thiếu 1 ý trừ 0.5 điểm
Phần 2: Tiếng Việt (1 điểm)
Nêu đầy đủ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến 0.75 đ
Cho ví dụ đúng 0.25 đ. Nếu thiếu 1 ý trừ 0.25 đ
* Đặc điểm hình thức :
-Có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến
-Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
* Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
Phần 3. Tập làm văn (7 điểm)
Đềbài: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “ hành”.
A Mở bài : (1đ)
- Nêu vấn đề : La sơn Phu Tử nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người, từ đó đề cao vai trò của học và hành luôn đi đôi với nhau
- Ý nghĩa của học đi đôi với hành
- Dẫn đề bài
B Thân bài: Giải quyết vấn đề( 5đ)
Yù kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về việc học( 0,5đ)
*. Giải thích học đi đôi với hành (2.5 đ)
- Học là gì ? hành là gì ?
+Học nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.
+ Hành là làm, thực hành các ứng dụng kiến thức váo đời sống , thực tiễn.
- Tại sao học đi đôi với hành ?
+Trải qua thực tế học tập, lao động :
- Học không hành thì sẽ như thế nào ?
- Hành không học thì sẽ như thế nào ?
+ Học đi đôi với hành có ý nghĩa quan trọng đối với việc học của ta ngày nay.
* Vì sao cần theo điều học mà làm như lời của La Sơn Phu Tử ? (2 đ)
- Nêu tác hại của việc học không hành, lối học hình thức.
- Ích lợi của việc theo điều học mà làm.
C Kết bài : ( 1 đ )Khẳng định vấn đề học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lý phương châm giáo dục.
Là phương pháp học của học sinh ngày nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Kim Long
Dung lượng: 60,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)