ĐỀ&ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9 HUYỆN TĨNH GIA NĂM HỌC 2015-2016

Chia sẻ bởi Lê Văn Thuận | Ngày 12/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ&ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9 HUYỆN TĨNH GIA NĂM HỌC 2015-2016 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TĨNH GIA Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1 (2 điểm). Trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:
… “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”…
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (6 điểm). Suy nghĩ của em về câu chuyện sau (viết bài nghị luận ngắn):
Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.
Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em: “Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”
(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
Câu 3 (12 điểm).
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng...”
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy nói về “ánh sáng riêng” mà truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã “rọi vào” tâm hồn em.



Họ tên học sinh: .....................................................................................; Số báo danh: ..........................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20 (câu I: 2 điểm; câu II: 6 điểm; câu III: 12 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm

I
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ
2,0


- Giới thiệu đoạn thơ: (0,25 điểm)



 Bằng việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, hoán dụ, ẩn dụ một cách đặc sắc, đoạn thơ là dòng suy ngẫm sâu sắc của cháu về “bếp lửa” của bà
0,25


- Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả của từng phép tu từ: (1,75 điểm)



+ Điệp từ nhóm bốn lần lặp lại liên tiếp đầu mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh công việc nhóm bếp của bà vừa soi sáng chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu đức hi sinh. Bà không chỉ nhóm lên bếp lửa bằng đôi tay khéo léo để bếp lửa cháy sáng, để có nồi khoai sắn ngọt bùi, có nồi xôi gạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thuận
Dung lượng: 86,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)