Đề+Đáp án Lý 7 cuối năm (11-12)

Chia sẻ bởi Vũ Vân Phong | Ngày 17/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề+Đáp án Lý 7 cuối năm (11-12) thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT
THÁI THỤY
---------
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN VẬT LÝ 7
(Thời gian làm bài: 45 phút)



Phần I -Trắc nghiệm (3điểm).
Chọn một trong 4 phương án A hoặc B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
1. Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường ?
A. Quạt điện. B. Cầu chì. C. Bóng đèn bút thử điện. D. Không có trường hợp nào.
2. Vì sao, trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc ?
A. Do cọ xát mạnh. B. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên. D. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát
3. Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của dòng điện được biểu hiện ở chỗ:
(Chọn phương án sai )
A. Làm tim ngừng đập. B. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.
C. Làm các cơ co giật. D. Cả 3 đáp án đều không đúng.
4. Những nguyên nhân nào, khi một bóng đèn mắc vào mạch điện mà bóng đèn không cháy sáng?
A. Chưa đóng công tắc của mạch. B. Dây tóc bóng đèn bị đứt.
C. Nguồn điện hết điện (hoặc bị hư). D. Bất kì điều nào ở trên.
5. Trong các thiết bị sau đây thiết bị nào có thể hoạt động khi có dòng điện chạy qua ?
A. Máy xay sinh tố. B. Quạt trần.
C. Máy vô tuyến truyền hình. D. Tất cả các dụng cụ trên.
6. Chọn các cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống của kết luận dưới đây :
Khi chạy qua dây tóc bóng đèn, dòng điện đã gây ra ........ làm dây tóc nóng tới .......... và ........
A. Tác dụng nhiệt; khoảng 25000C; phát sáng.
B. Hiện tượng nóng sáng; nhiệt độ rất cao; dây tóc đứt.
C. Hóa học; nhiệt độ cao; phát sáng.
D. Sự đốt nóng; hàng nghìn độ; dây tóc cháy mòn đi.
7. Gọi -e là điện tích của mỗi êlectrôn. Biết nguyên tử ô xi có 8 êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ô xi có thể nhận giá trị nào sau đây:
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử ô xi là +8e. B. Điện tích hạt nhân nguyên tử ô xi là +16e.
C. Điện tích hạt nhân nguyên tử ô xi là +4e. D. Điện tích hạt nhân nguyên tử ô xi là +24e.
8. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công ?
A. Không mưa, không nắng. B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C. Trời nắng. D. Gió mạnh.
9. Kết luận nào dưới đây là đúng ?
A. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút các vật khác. B. Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác.
C. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. D.Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác.
10. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ ?
A. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. B. Mảnh nilon được cọ xát mạnh.
C. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. D. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Phần II -Tự luận (7điểm).
Bài 1 (6 điểm).
a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện là 1 pin, 1 công tắc đang đóng, 2 bóng đèn mắc song song, 1 ampe kế do cường độ dòng điện qua mạch chính, 1 ampekế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn1, 1 ampe kế A2 đo cường độ dòng điện qua đèn 2, vôn kế V đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song ( có vẽ chiều dòng diện trong mạch chính và qua các đèn, cực +,- của nguồn điện, chốt +,- của ampe kế và vôn kế )
b) Biết dòng điện qua đèn 1 có cường độ 2A và qua đèn 2 có cường độ 1500mA. Hỏi dòng điện trong mạch chính có cường độ bao nhiêu ampe?
c) So sánh hiệu điện thế đặt vào 2 đầu mỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Vân Phong
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)