Đề&Đáp án LỊCH SỬ 9 KH I Năm học 2013-2014.doc
Chia sẻ bởi Bùi Niên |
Ngày 16/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề&Đáp án LỊCH SỬ 9 KH I Năm học 2013-2014.doc thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
TRIỆU PHONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm):
Tại sao nói: Hội nghị cấp cao giữa các nước EC tại Ma-xtrich (Hà Lan) vào tháng 12- 1991 đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?
Câu 2 (4 điểm):
Trình bày vai trò to lớn của Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay? Việt Nam tham gia Liên Hợp Quốc vào thời gian nào, và trở thành thành viên thứ mấy?
Câu 3 (3 điểm):
Em hãy nhận xét sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
-------------HẾT---------------
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
TRIỆU PHONG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ 9
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
Tại hội nghị này, các nước EC đã thông qua hai quyết định quan trọng: - Về kinh tế: Xây dựng thị trường chung, có đồng tiền chung châu Âu. Tháng 1/1999 đồng EURO (Đồng tiền chung châu Âu) được phát hành - Về chính trị: Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. → Trên cơ sở đó Hội nghị quyết định Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), với 15 nước thành viên (1999) đến năm 2004 là 25 nước thành viên. Hiện nay, đây là liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới.
1,0
1,0
1,0
Câu 2
(4 điểm)
Vai trò to lớn của Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay: - Giữ gìn hòa bình an ninh thế giới. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. - Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - Phát triển các mối quan hệ giao lưu. Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật... nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La tinh. -Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày 20-9-1977, là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc.
1,0 1,0 1,0
1,0
Câu 3
(3 điểm)
Sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. * Các giai cấp trong xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc. - Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp. Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức như sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng của cách mạng.
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lương hăng hái và đông đảo của cách mạng. - Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng trong thời kì khai thác lần thứ hai, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồ điền, các thành phố công nghiệp. Bị ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, nắm lấy ngọn cờ lảnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
0,5 0,5
0,5 0,5 1,0
TRIỆU PHONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm):
Tại sao nói: Hội nghị cấp cao giữa các nước EC tại Ma-xtrich (Hà Lan) vào tháng 12- 1991 đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?
Câu 2 (4 điểm):
Trình bày vai trò to lớn của Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay? Việt Nam tham gia Liên Hợp Quốc vào thời gian nào, và trở thành thành viên thứ mấy?
Câu 3 (3 điểm):
Em hãy nhận xét sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
-------------HẾT---------------
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
TRIỆU PHONG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ 9
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
Tại hội nghị này, các nước EC đã thông qua hai quyết định quan trọng: - Về kinh tế: Xây dựng thị trường chung, có đồng tiền chung châu Âu. Tháng 1/1999 đồng EURO (Đồng tiền chung châu Âu) được phát hành - Về chính trị: Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. → Trên cơ sở đó Hội nghị quyết định Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), với 15 nước thành viên (1999) đến năm 2004 là 25 nước thành viên. Hiện nay, đây là liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới.
1,0
1,0
1,0
Câu 2
(4 điểm)
Vai trò to lớn của Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay: - Giữ gìn hòa bình an ninh thế giới. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. - Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - Phát triển các mối quan hệ giao lưu. Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật... nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La tinh. -Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày 20-9-1977, là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc.
1,0 1,0 1,0
1,0
Câu 3
(3 điểm)
Sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. * Các giai cấp trong xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc. - Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp. Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức như sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng của cách mạng.
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lương hăng hái và đông đảo của cách mạng. - Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng trong thời kì khai thác lần thứ hai, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồ điền, các thành phố công nghiệp. Bị ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, nắm lấy ngọn cờ lảnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
0,5 0,5
0,5 0,5 1,0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Niên
Dung lượng: 42,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)