Đề&đáp án ktra Lý 6+7 tuần 28

Chia sẻ bởi Minh Văn | Ngày 17/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề&đáp án ktra Lý 6+7 tuần 28 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ 1
Môn: Vật Lí 7
I. TRẮC NGHIỆM: ( 6 đ )
Câu 1: Chọn câu đúng:
A. Chỉ có các vật rắn mới bị nhiễm điện. B. Chỉ có các chất rắn và lỏng bị nhiễm điện.
C. Chất khí không bao giờ bị nhiễm điện. D. Tất cả mọi vật đều có khả năng nhiễm điện
Câu 2: Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
A. A và C có điện tích cùng dấu. B. A và C có điện tích trái dấu.
C. A, B,C có điện tích cùng dấu. D. B và C trung hoà.
Câu 3: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin.
Câu 4: Tác dụng của nguồn điện là:
A. cung cấp dòng điện lâu dài cho thiết bị sử dụng điện.
B. làm cho các điện tích dương trong thiết bị sử dụng chuyển động.
C. tạo ra một mạch điện.
D. làm cho một vật nóng lên.
Câu 5: Đặc điểm chung của nguồn điện là:
A. có cùng hình dạng, kích thước. B. có hai cực dương và âm.
C. có cùng câu tạo. D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Hạt nào khi dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Điện tích dương
B. Điện tích âm
C. Nguyên tử
D. Điện tích dương hoặc điện tích âm
Câu 7: Các chất ở trạng thái nào có thể nhiễm điện?
A. Trạng thái rắn. B. Trạng thái lỏng.
C. Trạng thái khí. D. Cả ba trạng thái trên.
Câu 8: Vật ( chất ) nào sau đây có thể nhiễm điện do cọ xát?
A. Thanh thuỷ tinh. B. Mảnh vải khô.
C. Không khí khô. D. Cả thuỷ tinh, vải khô, không khí khô.
Câu 9: Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không?
A. Nếu thước nhựa hút các mẩu giấy vụn chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện.
B. Nếu thước nhựa đẩy các mẩu giấy vụn chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 10: Cọ xát mảnh thuỷ tinh vào mảnh lụa khô. Sau khi cọ xát, đưa hai vật lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra?
A. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. B. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện cùng dấu.
C. Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện trái dấu. D. Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu.
Câu 11: Thế nào là vật dẫn điện.
A. Vật cho dòng điện chạy qua. B. Vật cho điện tích dương đi qua.
C. Vật cho điện tích âm đi qua. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
A. Dòng điện chạy qua dây dẫn bằng đồng có tác dụng làm nóng dây dẫn này. Đ S
B. Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn có thể làm quay kim nam châm. Đ S
C. Bóng đèn dây tóc phát sáng là do tác dụng từ của dòng điện. Đ S
D. Cơ bị co khi bị điện giật là do tác dụng nhiệt của dòng điện. Đ S
II. TỰ LUẬN: ( 4 đ )
Câu 1: Cho các thiết bị sau: 1 bóng đèn dây tóc, 1 công tắc ( khoá K ), 1 bộ nguồn gồm 2 pin và dây dẫn. Hãy vẽ 2 sơ đồ mạch điện với các thiết bị trên. Xác định chiều dòng điện trong mỗi sơ đồ.( 1,5 đ )
Câu 2: Tại sao vào những ngày trời hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa tóc thường hay bị dựng lên? ( 1,5 đ )
Câu 3: Vì sao vỏ của các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm? ( 1 đ )











































KIỂM TRA 1 TIẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Văn
Dung lượng: 99,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)