Đề - Đáp án KT truyện Trung đại
Chia sẻ bởi Trần Cao Duyên |
Ngày 12/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Đề - Đáp án KT truyện Trung đại thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
THCS Phổ Châu
Tổ Xã Hội
Đề - Đáp án kiểm tra truyện trung đại
Tiết 46 – Ngày thực hiện: 16/10/2010
A/ Đề: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
B/ Đáp án và biểu điểm:
Những yêu cầu về nội dung:
Nêu tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Phạm Đình Hổ. (1đ)
Chúa Trịnh ăn chơi:
-Xây cung điện, đền đài, thích chơi đèn đuốc. (1đ)
- Những cuộc dạo chơi hoang phí.(1đ)
- Tìm thu vật “phụng thủ” trong nhân dân.(1đ)
- Cảnh vườn của chúa đêm vắng: Triệu bất tường.(1đ)
3. Quan lại đục nước béo cò: Núp bóng vua, cướp bóc của dân. (1đ)
Những yêu cầu về nghệ thuật:
a. Sự việc cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình, có liệt kê, miêu tả tỉ mỉ để khắc họa nội dung một cách ấn tượng. Chọn lọc chi tiết: Nửa đêm, thú kêu nháo nhác: điềm chẳng lành. (1đ)
b. Kể lại sự việc xảy ra ở nhà mình làm tăng sức thuyết phục của bài văn, làm cách viết thêm phong phú, qua đó gửi gắm cảm xúc kín đáo của tác giả. Thể lọai tùy bút rất phù hợp với nội dung tác phẩm (ghi chép về những con người, những sự việc có thực, qua đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống). (2đ)
c. Dù tùy bút mang tính tùy hứng, chủ quan, tản mạn, không gò bó, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng chủ đạo, cảm xúc có định hướng. Ví dụ ở bài này là phê phán thói ăn chơi của vua quan, hạch sách dân chúng. Tùy bút có điều kiện bộc lộ cảm xúc, hình ảnh, sự việc phong phú hơn so với bút kí, phóng sự…(1đ)
Trần Cao Duyên
Tổ Xã Hội
Đề - Đáp án kiểm tra truyện trung đại
Tiết 46 – Ngày thực hiện: 16/10/2010
A/ Đề: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
B/ Đáp án và biểu điểm:
Những yêu cầu về nội dung:
Nêu tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Phạm Đình Hổ. (1đ)
Chúa Trịnh ăn chơi:
-Xây cung điện, đền đài, thích chơi đèn đuốc. (1đ)
- Những cuộc dạo chơi hoang phí.(1đ)
- Tìm thu vật “phụng thủ” trong nhân dân.(1đ)
- Cảnh vườn của chúa đêm vắng: Triệu bất tường.(1đ)
3. Quan lại đục nước béo cò: Núp bóng vua, cướp bóc của dân. (1đ)
Những yêu cầu về nghệ thuật:
a. Sự việc cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình, có liệt kê, miêu tả tỉ mỉ để khắc họa nội dung một cách ấn tượng. Chọn lọc chi tiết: Nửa đêm, thú kêu nháo nhác: điềm chẳng lành. (1đ)
b. Kể lại sự việc xảy ra ở nhà mình làm tăng sức thuyết phục của bài văn, làm cách viết thêm phong phú, qua đó gửi gắm cảm xúc kín đáo của tác giả. Thể lọai tùy bút rất phù hợp với nội dung tác phẩm (ghi chép về những con người, những sự việc có thực, qua đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống). (2đ)
c. Dù tùy bút mang tính tùy hứng, chủ quan, tản mạn, không gò bó, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng chủ đạo, cảm xúc có định hướng. Ví dụ ở bài này là phê phán thói ăn chơi của vua quan, hạch sách dân chúng. Tùy bút có điều kiện bộc lộ cảm xúc, hình ảnh, sự việc phong phú hơn so với bút kí, phóng sự…(1đ)
Trần Cao Duyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cao Duyên
Dung lượng: 41,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)