Đề- đáp án KS văn 8( chính thức)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Sâm | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề- đáp án KS văn 8( chính thức) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II
THCS KIM THƯ NĂM HỌC 2014-2015
MÔN NGỮ VĂN 8
( Thời gian 90 phút)
ĐỀ CHÍNH THỨC


PHẦN I: (3đ)
Cho đoạn văn sau:
" Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" .( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?
b. Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn ?
PHẦN II: (7đ)
Cho 2 câu sau:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…
Câu 1 (3đ)
Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích?
“Nước Đại Việt ta” được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể văn cổ đó?
Câu 2: (4đ)
Viết đoạn văn ( 12- 15 câu) trên cơ sở so sánh với bài thơ “Sông núi nước Nam”( Lý Thường Kiệt). Em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích “Nước đại Việt ta” ( Nguyễn Trãi)


………………………………………………………………………………………




HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I:
Đoạn văn gồm 2 câu.( 0,5đ)
Kiểu câu trần thuật – được dùng với mục đích biểu cảm( 0,5đ)
b. Viết đoạn văn: giới thiệu được tác giả- danh tướng kiệt xuất của nhà Trần. Qua đoạn văn thấy được lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc sâu sắc của TG .(2đ)

Phần II.
Câu 1.
Chép đầy đủ hoàn thiện đoạn trích ( 1đ)
Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” được trích trong tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi( 0,5)
Bình Ngô đại cáo được sáng tác năm 1428 sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn quân Minh xâm lược ( 0,5đ)
VB được viết theo thể văn nghị luận cổ: cáo( là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu( 1đ)

Câu 2: 4 đ
a. Yêu cầu chung
- Cần vận dụng kiến thức về văn học, tập làm văn để so sánh sự tiếp nối của ý thức dân tộc từ bài “Sông núi nước Nam” đến “Nước Đại Việt ta”.
b. Yêu cầu cụ thể
- Nêu vấn đề nghị luận ( 0,5đ)
- 2 văn bản đều thể hiện chung một khát vọng, độc lập tự do của đất nước.
Đó là những lời khẳng định đanh thép dõng dạc về chủ quyền dân tộc vì vậy mà hai văn bản trên mới được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất và thứ hai của dân tộc.(0,5đ)
- Mặc dù đều có chung một tư tưởng thế nhưng ý thức dân tộc, quan niệm về quốc gia của mỗi tác giả lại không hoàn toàn giống nhau. (2đ)
+ Văn bản “Nam quốc sơn hà” ra đời ở thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống quân Tống. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền qua hai yếu tố là: Chủ quyền và lãnh thổ
+ Văn bản “Nước Đại Việt ta” ngoài hai yếu tố trên còn bổ sung thêm các yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, anh hùng hào kiệt. Đó là một quan niệm đầy đủ, hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc (Chú ý hai yếu tố cốt lõi lịch sử văn hiến).
- Khẳng định tư tưởng về dân tộc đã có sự tiếp nối và phát triển. ( 0,5đ)
- Có sự liên hệ về tiếp nối trong giai đoạn hiện nay( 0,5đ)



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền Sâm
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)