Đề + Đáp án HSG vòng II

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuấn | Ngày 15/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Đề + Đáp án HSG vòng II thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD-ĐT Nghĩa Đàn

Kì thi tuyển chọn học sinh giỏi vòng II
Môn :Hoá học
(Thời gian 120 phút không kể thời gian phát đề)

Câu 1(3điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho:
Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3
Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl
Câu 2(4điểm): Hoàn thành sơ đồ phản ứng hoá học sau (Biết M là một kim loại):
B
+HCl +X +Z

M D E Điện phân nóng chảy M

+NaOH +Z +Y +Z
C
Câu 3(4điểm): Hỗn hợp A gồm Al2O3 , MgO , Fe3O4 , CuO. Cho khí CO dư qua A nung nóng được chất rắn B . Hoà tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch C và hoà tan chất rắn D vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng tạo khí NO) . Hãy xác định các chất có trong B,C,D và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4(4điểm): Cho 5,1g hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào 250ml dung dịch CuSO4 . Sau khi các phản ứng xảy hoàn toàn ,lọc ,thu được 6,9g chất rắn B và dung dịch C chứa 2 muối .Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch C .Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 4,5g chất rắn D .Tính :
Thành phần phần trăm theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4.
Câu 5(5điểm): Cho 18,5g hỗn hợp X gồm Fe , Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lit khí NO duy nhất (ĐKTC) ,dung dịch A và còn lại 1,46g kim loại .
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Tính nồng độ M của dung dịch HNO3
Tính khối lượng muối trong dung dịch A.












Phòng GD-ĐT Nghĩa Đàn
Đáp án hướng dẫn chấm
Môn: Hoá học 9


Câu
Nội dung
Điểm




Câu1
(3điểm)
Lúc đầu không thấy khí bay ra do có phản ứng :
HCl + Na2CO3 ( NaHCO3 + NaCl
Sau đó thấy có bọt khí thoát ra ,vì toàn bộ Na2CO3 đã chuyển hết thành NaHCO3 và có phản ứng : HCl + NaHCO3 ( NaCl + CO2 + H2O
Cuối cùng nếu thêm tiếp HCl thì không thấy khí thoát ra do NaHCO3 đã phản ứng hết
b. Vì thêm dần Na2CO3 vào HCl nên HCl dư nên có ngay bọt khí thoát ra từ dung dịch:
2HCl + Na2CO3 ( 2NaCl + CO2 + H2O
(Nếu học sinh viết mà không cân bằng pư thì trừ một nửa số điểm của phản ứng đó )

0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5





Câu 2
(4điểm)
Chọn đúng chất ,viết đúng sơ đồ (1điểm) viết đúng mỗi phương trình cho 0,5 điểm
M: Al ; B: AlCl3 ; C: NaAlO2 ; D: Al(OH)3 ; E: Al2O3 ; X: NH3 ; Y: CO2 ; Z: H2O
Các phản ứng : 2Al +
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)