đề + đáp án HSG văn 9 Thanh Hóa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế ANH | Ngày 11/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: đề + đáp án HSG văn 9 Thanh Hóa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ

ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10 tháng 3 năm 2018


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
(Gồm có 04 trang)

Câu
Nội dung
Điểm

I
Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của những biện pháp tu từ có trong đoạn in đậm trong văn bản:
2,0


Các biện pháp tu từ được sử dụng:
-Ẩn dụ: + câu thơ, bài hát: những sáng tạo văn chương, nghệ thuật.
+ còn xanh: sức sống mãnh liệt, lâu bền, mãi mãi.
+ đôi mắt em: kỉ niệm đẹp về tình yêu.
-So sánh: đôi mắt em như hai giếng nước.

0,75


Hiệu quả thẩm mĩ:
- Thể hiện ý nghĩa và sức sống của những sáng tạo nghệ thuật: Những câu thơ, bài hátcòn xanh là những sáng tạo nghệ thuật đích thực có sức sống mãnh liệt, lâu bền, tồn tại mãi với thời gian.
- Thể hiện vẻ đẹp, ý nghĩa và sức sống của những kỉ niệm tình yêu: Đôi mắt em mang nghĩa ẩn dụ cho những kỉ niệm đẹp của tình yêu, được so sánh với hai giếng nước, gợi vẻ đẹp, chiều sâu, sự trong mát, ngọt lành. Những kỉ niệm đẹp đẽ ấy sẽ còn đọng lại mãi trong tâm hồn.
->Thời gian xóa nhòa, bào mòn tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người, duy chỉ có những sáng tạo nghệ thuật đích thực và những kỉ niệm đẹp về tình yêu là có sức sống lâu dài, vượt lên những giới hạn chật hẹp, trường cửu với thời gian.


1,25

II
Suy nghĩ về ý kiến: Phải chăng có được sự tôn trọng của mọi người là điều đáng quý, nhưng biết tôn trọng bản thân còn đáng quý hơn?
6,0


Yêu cầu chung




- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh: đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.




1. Giải thích ý kiến
1,0


- Sự tôn trọng của mọi người: Sự coi trọng, tin tưởng, đề cao của mọi người đối với một cá nhân.
- Biết tôn trọng bản thân: sự tự nhận thức về giá trị riêng của bản thân và coi trọng, đề cao những giá trị ấy.
=> Ý kiến gợi mở một quan niệm sống, từ đó hướng tới những giá trị cao quý của con người trong cuộc sống.



2. Bàn luậný kiến
4,0


Từ nhận thức và những trải nghiệm riêng, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ về quan niệm sống được đề cập đến ở đề. (Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình một nửa với gợi ý đưa ra. Suy nghĩ cần có những lí giải đúng đắn, sâu sắc, thuyết phục, không vi phạm những chuẩn mực đạo đức).





3. Bài học nhận thức và hành động
1,0


- Cần tự phát hiện, nhận ra, trân trọngnhững giá trị của bản thân, phát huy năng lực, thế mạnh để góp phần xây dựng cuộc sống.
- Định hướng hành động cho bản thân hướng tới một cách sống ý nghĩa và nhân văn.
0,5

0,5

III
Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương để làm sáng tỏ ý kiến: Đọc câu thơ, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó.
12,0


Yêu cầu chung:



* Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh phải nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh một vấn đề qua tác phẩm cụ thể.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế ANH
Dung lượng: 57,91KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)