Đề, đáp án HSG văn 9 năm 2015 XD
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án HSG văn 9 năm 2015 XD thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2015 - 2016
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (4,0 điểm):
Cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
( Trích “ Cảnh ngày xuân” – “Truyện Kiều”–Nguyễn Du)
Câu 2: (6,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”
(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
Câu 3 (10 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
PHÒNG GD-ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2015-2016
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: ( 4 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Hai câu thơ thực là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
- Ở đây, Nguyễn Du học tập hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa”, nhưng khi đưa vào bài thơ của mình, tác giả đã rất sáng tạo.
- Câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “cỏ thơm” (phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng “cỏ xanh”, cộng thêm sắc trắng của hoa lê tạo cho bức tranh thiên về màu sắc.
Trong bức tranh ấy của ND có thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa lê khiến cho màu sắc có sự hài hoà đền mức tuyệt diệu. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.
- Tất cả đều gợi nên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt mà trong trẻo, nhẹ nhành mà thanh khiết.
- Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên của NDu quả là tuyệt bút! Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả. Qua đó, ta thấy tâm hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.
C. Cách cho điểm:
3,5->4 điểm: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt.
2,5->3 điểm: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.
1,5->2 điểm: Cảm nhận được nhưng nhìn chung chưa sâu
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2015 - 2016
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (4,0 điểm):
Cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
( Trích “ Cảnh ngày xuân” – “Truyện Kiều”–Nguyễn Du)
Câu 2: (6,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”
(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
Câu 3 (10 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
PHÒNG GD-ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2015-2016
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: ( 4 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Hai câu thơ thực là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
- Ở đây, Nguyễn Du học tập hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa”, nhưng khi đưa vào bài thơ của mình, tác giả đã rất sáng tạo.
- Câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “cỏ thơm” (phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng “cỏ xanh”, cộng thêm sắc trắng của hoa lê tạo cho bức tranh thiên về màu sắc.
Trong bức tranh ấy của ND có thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa lê khiến cho màu sắc có sự hài hoà đền mức tuyệt diệu. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.
- Tất cả đều gợi nên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt mà trong trẻo, nhẹ nhành mà thanh khiết.
- Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên của NDu quả là tuyệt bút! Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả. Qua đó, ta thấy tâm hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.
C. Cách cho điểm:
3,5->4 điểm: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt.
2,5->3 điểm: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.
1,5->2 điểm: Cảm nhận được nhưng nhìn chung chưa sâu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 53,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)